Ánh Viên và điều kỳ diệu không đến

🍸Nữ kình ngư số 1 của Việt Nam không thể giành quyền vào thi đấu chung kết nội dung 200m cá nhân hỗn hợp nữ vào chiều tối nay 24-8 vì cô chỉ về đích thứ 4 của một đợt bơi vòng loại. Thất bại của Ánh Viên rất đáng tiếc, bởi lẽ nhiều người đã trông đợi cô trình diễn một phong độ khác hẳn so với khi trắng tay rời đường đua 400m cá nhân hỗn hợp nữ vài ngày trước…

Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên thi đấu không thành công tại Asiad 2018. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên thi đấu không thành công tại Asiad 2018. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

4 năm trước ở Incheon, Nguyễn Thị Ánh Viên còn có 2 lần chạm đến tấm HCĐ các nội dung bơi ngửa và bơi hỗn hợp, tạo ra một cột mốc đáng nhớ cho bơi lội Việt Nam. Nhưng sau 4 năm, chuyện đã rất khác vì trong cuộc hành trình đến Asiad 2018, cô gái vàng ấy thậm chí chỉ đạt ngưỡng cao nhất là vào đến đợt bơi chung kết 400m cá nhân hỗn hợp, trước khi chấp nhận trắng tay ở đấu trường châu lục, trên 2 cự ly được chờ đợi nhất.

🐬Nếu so sánh tương quan thành tích ở chính cự ly bơi tốt nhất của Ánh Viên ở giải đấu năm nay (chỉ đạt thông số 4 phút 42 giây 81, xếp hạng 5 chung cuộc), thì thành tích của 4 năm trước còn tốt hơn (4 phút 39 giây 65). Trong khi đó, ở cự ly 200m cá nhân hỗn hợp - nội dung thứ nhì Ánh Viên đăng ký thi đấu tại Asiad 2018 - thông số thời gian chỉ dừng ở 2 phút 19 giây 79. Tức là đã cải thiện được đôi chút so với trước (2 phút 20 giây 99), nhưng vẫn không thể giành quyền vào đợt bơi chung kết.

ಞKhởi động trước khi bước vào thi đấu vòng loại 200m cá nhân hỗn hợp nữ. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
🎃Rốt cuộc, Ánh Viên bị chấn thương hay quá căng thẳng tâm lý? Về điều này, thật khó để tiếp cận thầy trò HLV Đặng Anh Tuấn để hỏi cho cặn kẽ, bởi lẽ sau mỗi khi chạm đến vạch đích, thầy trò họ đi thẳng vào bên trong phòng nghỉ của VĐV, không kịp dừng lại ở khu Mixed Zone (khu vực phỏng vấn VĐV) để giải thích cho tất cả.

🍒Tất nhiên, nhiều người đã và sẽ thông cảm cho thầy trò Ánh Viên vì đã thể hiện không tốt trong bối cảnh được kỳ vọng rất lớn. Trách cứ thì cũng muộn, vì Ánh Viên có được bơi lại để gắng sức hơn nữa đâu. Nếu muốn cũng phải đợi thêm… 4 năm nữa để thực hiện điều đó. Thành thử, ai cũng hiểu tâm trạng thất vọng của “tiểu tiên cá” Ánh Viên, nhất là khi quá rõ ranh giới giữa chiến thắng và thất bại rất mong manh, sẵn sàng đẩy một ngôi sao từ đỉnh cao xuống dưới tận đáy của thất bại, đồng thời lấy đi của họ rất nhiều thứ, trong số đó có cả sự kiêu hãnh và được tôn trọng.

Ánh Viên ở đường đua xanh. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
🦹Ánh Viên là một trong số hiếm hoi các VĐV trọng điểm của thể thao Việt Nam được đưa ra nước ngoài đầu tư dài hạn, tốn không ít tiền. Trên thực tế, kể từ khi cô gái này xuất hiện và khuấy động bầu không khí cho làng bơi lội Việt Nam, người ta mới có được cảm giác hãnh diện vì chiến thắng nhờ những “cơn mưa vàng” mà Ánh Viên tạo ra ở đấu trường SEA Games 2015, SEA Games 2017.

ཧCô gái ấy từng khiến làng bơi khu vực và châu lục phải ngưỡng mộ, phải dè chừng mỗi khi bước xuống đường đua xanh. Nhưng cô gái ấy hôm nay đã bật khóc vì không thể hoàn thành nhiệm vụ ở xứ vạn đảo. Có người bảo “dường như Ánh Viên đã chạm đến giới hạn thành tích của mình”, và “Asiad hay Olympic là một phạm trù khác, không dễ để tranh đoạt một tấm huy chương khi VĐV các quốc gia khác luôn tiến bộ và mạnh hơn mình gấp bội”…

🉐Dù đã rất nỗ lực nhưng Ánh Viên không thể lọt vào chung kết nội dung sở trường của mình. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
🍎Không ai trách cứ Ánh Viên, mà chỉ tiếc cho cô và HLV Đặng Anh Tuấn vì đã miệt mài tập luyện ở nước ngoài cả năm trời, đến cái tết cổ truyền cũng phải ăn vội ăn vàng để trở lại trại tập huấn tại Mỹ, nhưng rốt cuộc không thể tạo nên điều kỳ diệu như kỳ vọng ở Asiad 2018…

Tin cùng chuyên mục