Cuối cùng, Ấn Độ vẫn cử đoàn tham gia với số lượng 634 VĐV 🌜tranh tài 38/40 môn, còn cao hơn cả Jakarta 2018 với 570 VĐV.
Lẽ ra diễn ra vào năm ngoái theo đúng chu kỳ 4 năm, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Trung Quốc nên Asiad lần này lùi lại một năm. Đây là kỳ đại hội mà phía chủ nhà Trung Quốc cho biết sẽ có số VĐV đông nhất trong lịch sử với hơn 12.500 người, tức là cao hơn cả Olympic 2020 (11.000 người) cũng như Paris 2024 (dự kiến 10.500 VĐV). Thực hiện quy mô🐼 hơn, đó là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh “quyền lực mềm” của mình.
Khởi đi từ năm 1951, tại New Delhi - Ấn Độ, Asiad ban đầu không nhận được quá nhiều sự hào hứng của các quốc gia châu Á vốn trải qua một giai đoạn biến động địa chính trị cực lớn 1950-1980. Nhật Bản đăng cai Asia൩d 1958, tức là chỉ 13 năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, trong khi Chiến tranh lạnh thì đã bắt đầu. Sự kiện diễn ra ở Tokyo, lúc đó có đến gần 2.000 VĐV, tăng gấp đôi so với kỳ Asiad tại Manila 1954.
Không chỉ thế, Nhật Bản tổ chức Asiad với tiêu chuẩn ngang với🍰 Olympic vì Tokyo cũng là nơi đăng cai Thế vận hội mùa hè 1964. Đó cũng là giai đoạn phát triển nhất của các sản phẩm Nhật Bản.
Tuy nhiên, khái niệm “quyền lực mềm” thực ra sau này người ta mới đúc kết và nhìn ra sự tiên phong của người Nhật. Còn thời điểm đó, có rất ít quốc gia nhìn thấy giá trị này. Vì vậy, dù có nền thể thao không mạnh, nhưng các quốc gia Đông Nam Á lại là nơi xung phong tổ chức nhiều Asiad nhất: Thái Lan 4 lần, Indonesiaꦬ 2 lần, Philippines 2 lần; chiếm gần phân nửa các kỳ tổ chức. Ngược lại, tính đến nay, chỉ mới 2 lần Asiad diễn ra tại khu vực Tây Á.
Năm 1974, Iran tổ chức theo kiểu “nghĩa vụ” và phải đến năm 2006, Qatar mới đăng cai Asiad theo tinh thần “quyền lực mềm”, vì như đã biết, từ đó đến nay họ đăng cai gần chục sự kiện đẳng cấp thế giới mà cao nhất chính là World Cup 2022 vừa qua. Điều này cho thấy, một thời gian dài trước đây, nhiều cườn🍨g quốc châu Á đã ít quan tâm đến sự tác động của thể thao đối với hình ảnh qu𝓀ốc gia.
Ví dụ như Indonesia, họ tổ chức Asiad lần đầu năm 1962, nhưng phải đến khi nhận quyề🥀n đăng cai từ Việt Nam thì mới bàn đến khái niệm “quyền lực mềm” và xin đăng cai một loạt sự kiện quốc tế khác như U20 World Cup.
Ngay cả Hàn Quốc hay Trung Quốc, thì cũng phải đến năm 1986, 1990 mới đăng cai lần đầu Asiad, rồi sau đó họ gần như tổ chức﷽ liên tục với chiến lược mỗi kỳ một t🐎hành phố khác nhau.