Lúc này là cần nên tính đến những việc của ngày mai. Chúng ta đã đạt đến đỉnh rồi, và đây là thời điểm tính toán, bàn bạc để duy tr🍨ì ở tầm này và tiếp tục tiến bước. Bóng đá cứ như chu kỳ vậy, một khi đến đỉnh rồi thì sẽ chỉ đi ngang và không ít thế hệ phải đi xuống. Như trường hợp bóng đá nam, nữ Brazil đấy thôi, đã đạt đến đỉnh cao rồi, mấy năm nay họ bắt đầu lao đao khi trong giai đoạn chuyển tiếp thế hệ. Ngay như Việt Nam ở giai đoạn mà HLV Park Hang-seo bàn giao lại cho HLV Troussier cũng thế thôi.
Để tiếp tục cuộc hành trình như hiện nay, tôi nghĩ là cần qua 2 bước. Đầu tiên là đầu tư cho đội tuyển và các tuyến trẻ. Những đội này nên luôn được duy trì tậꦜp luyện, tập huấn ở nước ngoài, nhất là ở đội tuyển quốc gia đang có nhiều em qua độ tuổi 30 mà khả năng sẽ sớmꦡ giã từ đội tuyển. Vì thế cần có sự chuẩn bị ở tuyến kế thừa.
Tiếp đến là một chiến lược phải triển khai thật mạnh mẽ, đầu tiên là bóng đá phong trào. Hiện nay cả nước chỉ có 5 địa phương xây dựng đội tuyển nữ tham dự giải ಌVĐQG, con số đó quá ít. Thiết nghĩ VFF phải phối hợp với Bộ VH-TT&DL để tận dụng từ nhiều nguồn lực xã hội để phát triển, mở rộng hệ thống bóng đá nữ.
Nhưng nói gì thì nói, để làm được chiến lược đường dài như trên, hay bất kỳ điều gì để duy trì, phát triển thì phải có nguồn lực từ xã hội.🗹 Hiện nay chỉ mới có anh Trần Anh Tú được xem như “anh nuôi” không chỉ ở môn futsal mà còn một số đội bóng đá nữ, kể cả tài trợ cho🌸 giải bóng đá nữ VĐQG. Từ cột mốc mà đội tuyển nữ Việt Nam vừa đạt được ở World Cup 2023, tôi nghĩ rất cần sự chung sức, đồng hành của toàn xã hội.
Không chỉ ở bóng đá nữ mà kể cả thể thao nữ trong thời gian qua có nguồn lự🌃c rất tốt. Vì thế tôi nghĩ là kể cả Bộ VH-TT&DL cũng cần có chiến lược chứ một mình VFF thì không gồng nỗi các khoản chi phí đâu. Bởi một thực tế là muốn🗹 làm gì, muốn vận hành chiến lược thế nào, lộ trình ra sao… thì phải có tiền.