Một số uỷ viên hơi choáng trước cách làm việc có phần vội vã và như thể “bị ấn vào tay” tờ văn bản thông báo nói trên (được đích thân ông Chủ tịch VFV Lê Văn Thành ký) và được hối thúc hoàn thành sớm để gửi trả lại liên đoàn. Kèm theo đó, VFV nhấn mạnh “đây là nguyện vọng của chính ông Lê Trí Trường”, tức là VFV chỉ đưa ra động thái tiếp sau hành động của ông Trường, vị Tổng thư ký kể từ ngày nhận chức đến nay bị giới làm nghề đánh giá là luôn bị cô lập, không được tham gia quyết định không ít vấn đề quan trọng của bóng chuyền nước nhà.
Về cơ bản, nếu căn cứ vào đúng chỉ đạo của Bộ VH-TT-DL về việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Bộ nói chung và Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng, việc VFV trả lại ông Lê Trí Trường là đúng với tinh thần “Các đơn vị phải dừng việc cử cán bộ biệt☂ phái tại các tổ chức xã hội”.
Như vậy, VFV lỡ quên hay cố-tình-không-xác-định ông Chung là cán bộ nhà nước mà đề cử nhân sự trái với chỉ đạo từ Bộ VH-TT-DL? Vậy còn những nhân vật khác đang tham g♍ia bộ máy điều hành VFV cũng là cán bộ nhà nước, chẳng hạn là trường hợp Phó chủ tịch VFV Trần Đức Phấn thì sao? VFV liệu có dám “trả” vị này về lại Tổng cục TDTT hay không, khi mà ông Phấn đang giữ vai trò Phó Tổng cục 🌱trưởng Tổng cục TDTT?
VFV chẳng lẽ thiếu kinh phí đến mức không tổ chức nổi một cuộc họp bất thường để lắng nghe các ủy viên trong BCH nhiệm kỳ 4 đánh giá và cân nhắc vấn đề rất quan trọng n🌳ày, bởi lẽ ông Lê Trí Trường đang giữ vai trò Tổng thư ký, tức là người điều hành hoạt động chính làng bóng chuyền Việt Nam.
Càng đến gần ngày tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 5 vào năm sau, chuyện “thanh trừng nội bộ”, theo cách ⛦nói đầy mỉa mai của giới làm nghề, càng khiến VFV trở nên hỗn loạn và không thể dứt khỏi điều tiếng xấu về năng lực quản lý yếu kém vì thiếu một “minh chủ” thực thụ.