Bóng chuyền Việt Nam: Mùa giải sôi động

Vận động viên nước ngoài (ngoại binh) đã tạo nên sức hút đặc biệt cho Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2023 đang diễn ra tại Đắk Nông và Đà Nẵng. Giải đấu với sự tham gia của các vận động viên (VĐV) đến từ khắp nơi trên thế giới.
Chủ công R.Mom (Campuchia) chơi ấn tượng trong màu áo đội nam Long An
Chủ công R.Mom (Campuchia) chơi ấn tượng trong màu áo đội nam Long An

Tưng bừng nhờ ngoại binh

⛎Vòng 2 Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2023 ghi nhận có đến 22 ngoại binh đã đăng ký tham dự. 3 đội bóng nam không tăng cường thuê ngoại binh là Hà Nội, TPHCM và VLXD Bình Dương. Trái lại, khá nhiều đội thuê 2 ngoại binh như nữ Thái Bình, nữ Hóa chất Đức Giang, nữ Thanh Hóa, hay nam Sanest Khánh Hòa, góp phần tạo nên bầu không khí thực sự sôi động cho sân chơi hàng đầu quốc gia năm nay. “VĐV nước ngoài đã khiến giải vô địch quốc gia trở nên hấp dẫn hơn hẳn. Điều này đã được người hâm mộ và giới chuyên môn nhận thấy ở mùa giải năm ngoái. Năm nay, chúng tôi đánh giá các đội có sự chuẩn bị lực lượng rất kỹ lưỡng và xem xét thuê cầu thủ ngoại có chuyên môn cao”, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam Lê Trí Trường cho biết.

♍ Trong danh sách 22 ngoại binh, đông đảo nhất là các VĐV đến từ Thái Lan (9 người), còn lại đến từ Brazil (2), Nhật Bản (1), Azerbaijan (2), Canada (1), Slovenia (1), Cộng hòa Dominica (1), Bulgaria (1), Campuchia (1), Ukraine (1) và Kazakhstan (1). Con số này không cao hơn nhiều so với năm 2022, nhưng các ngoại binh năm nay được cho là nổi trội hơn hẳn. Thái Lan vẫn là “thị trường quen thuộc”, do lối chơi của các VĐV nước này gần tương đồng với bóng chuyền Việt Nam.

ꦚNgay ở lượt trận đầu tiên của vòng 2, các tay đập ngoại đã thể hiện phong độ ấn tượng, giữ vai trò chủ lực trên sân và xoay chuyển được cục diện của cả trận đấu. Chẳng hạn, chủ công Polina từng khoác áo đội nữ Thái Bình và giúp đội bóng này giành ngôi vô địch sau 15 năm chờ đợi ở mùa giải trước, giờ đây chuyển sang chơi cho CLB Hóa chất Đức Giang Hà Nội với giá chuyển nhượng 60.000 USD và dĩ nhiên vẫn được kỳ vọng sẽ giúp đội bóng mới lên ngôi. Trong trận ra quân của Hóa chất Đức Giang Hà Nội gặp đội Thanh Hóa vào tối 3-11, chủ công cao 1,98m này đã chơi rất nỗ lực, vực dậy tinh thần cho các đồng đội khi rơi vào tình huống khó khăn, đưa đội bóng thắng ngược 3-1.

൩Vòng 2 năm nay chỉ ghi nhận 1 VĐV trong nước từng đi thi đấu ở nước ngoài và giờ trở lại Việt Nam dự giải vô địch quốc gia là phụ công Đinh Thị Trà Giang (Ngân hàng Công thương). Trong khi đó, chủ công số 1 làng bóng chuyền nữ Việt Nam là Trần Thị Thanh Thúy không thể trở về khoác áo đội VTV Bình Điền Long An, do còn thời hạn hợp đồng với CLB Blue Cats ở giải vô địch Nhật Bản.

Bài toán chi phí

🀅 Hiện, đa số các đội bóng chuyền phải dựa vào nguồn kinh phí được xã hội hóa, hoặc được tài trợ để thuê mướn ngoại binh, nhưng cơ bản là không kéo dài cả năm như bóng đá, mà chỉ theo thời vụ 1-2 tháng. Đây được xem là xu hướng tất yếu của chặng đường phát triển mới của bóng chuyền nước nhà.

Ngoại binh Polina Rahimova (17) từng giúp Thái Bình vô địch năm 2022 hiện đang chơi rất hay trong đội hình Hóa chất Đức Giang Hà Nội. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

🍸Ngoại binh Polina Rahimova (17) từng giúp Thái Bình vô địch năm 2022 hiện đang chơi rất hay trong đội hình Hóa chất Đức Giang Hà Nội. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

🤡“Bóng chuyền Việt Nam hiện đang trong giai đoạn chuyển mình, chuẩn bị bước lên chuyên nghiệp. Do vậy, mọi yếu tố để một nền bóng chuyền trở nên thực sự chuyên nghiệp vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện, bao gồm cả nền tảng cơ sở vật chất, hệ thống thi đấu, hay chất lượng VĐV...”, ông Lê Trí Trường (?) đánh giá.

𒀰Ở cấp độ cao nhất, giải hạng A toàn quốc và giải vô địch quốc gia luôn ẩn chứa tính cạnh tranh khốc liệt. Cao trào của 2 giải đấu này thường nằm ở vòng 2, nên việc tăng cường ngoại binh giỏi trở thành nhu cầu tất yếu đối với hầu hết các đội bóng, kéo theo đó là một gánh nặng kinh phí rất lớn. Đội bóng thuộc tốp trên thì đặt niềm tin vào ngoại binh trong cuộc đua vô địch, trong khi các đội nhóm dưới dựa vào ngoại binh để tìm đường trụ hạng.

🅠Bằng cách này hay cách khác, thì ngoại binh đã và đang trở thành một “cứu cánh” cho không ít đội bóng khi bước đến sân chơi vô địch quốc gia. Vì vậy, giá chuyển nhượng của các ngoại binh cũng khá cao, từ mức 10.000 USD/ tháng/ngoại binh (hơn 200 triệu đồng) cho đến cao nhất hiện nay là khoảng 60.000 USD/tháng/ngoại binh (gần 1,5 tỷ đồng). Nhiều đội bóng trước đây ít khi sử dụng ngoại binh như nam Long An, nữ Bộ Tư lệnh Thông tin, VTV Bình Điền Long An… cũng đã phải lao vào vòng xoáy thuê các tay đập đến từ châu Á hoặc châu Âu nhằm tranh chấp các danh hiệu cao nhất của mùa giải trong năm.

🅠Hai ngoại binh trẻ nhất tới Việt Nam thi đấu ở mùa giải này là Jakkrit Thanomno (20 tuổi, đội Biên phòng), Thanathat Thaweerat (23 tuổi, đội Đà Nẵng) - đều là tuyển thủ quốc gia của Thái Lan. Nếu so sánh với các VĐV trẻ của Việt Nam, rõ ràng cơ hội được thi đấu ở môi trường đỉnh cao của các VĐV Thái Lan thuận lợi hơn nhiều, không chỉ cho cá nhân VĐV mà còn cho cả đội tuyển quốc gia của họ nữa.

Tin cùng chuyên mục