> Kiếm thủ Phùng Khánh Linh dừng bước🔯 ở vòng loại Olymಞpic
Ngay trước khi đội tuyển đấu kiếm Việt Nam dự giải vòng loại Olympic của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (tổ chức tại UAE, bế mạc ngày 28-4), phụ trách bộ môn đấu kiếm (Cục TDTT) – ông Nguyễn Hồng🌱 Đăng đã có những phân tích để người làm chuyên môn thấy cuộc cạnh tranh được suất chính thức đi Paris (Pháp) là khó.
Thực tế, chúng ta đã kiếm thủ Vũ Thành An, Nguyễn Phước Đến và Phùng Khánh Linh thi đấu và họ là những gương mặt được hy vọng nhất. Đấu kiếm𒁃 Việt Nam dự duy nhất giải vòng loại Olympic của khu vực châu Á-Thái Bình Dương vừa qua nên với kết quả thua trận tại giải này (giải chỉ trao 1 suất duy nhất cho VĐV vô địch từng nội dung) thì đấu kiếm Việt Nam hết cơ hội tranh suất chính thức tới Olympic Paris (Pháp) 2024. Với nhiều tuyển thủ, họ biết nếu đấu kiếm Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa đi cùng quyết tâm phải giành được suất chính thức từ nhà quản lý thể thao Việt Nam, có thể kết quả khả quan hơn. Bởi lẽ, đấu kiếm Việt Nam luôn cho rằng nguồn lực được đầu tư vừa phải nên bị hạn chế cử VĐV thi đấu các giải quốc tế trong các năm trở lại đây. Không thi đấu nhiều giải quốc tế, VĐV Việt Nam thiếu cọ xát và không tích được nhiều điểm và bị tụt lùi trên bảng xếp hạng thế giới.
Giải quốc tế gần nhất trước khi đội tuyển đấu kiếm Việt Nam🧔 dự vòng loại Olympic vừa qua là ASIAD 19 (tháng 10-2024). Sau gần nửa năm, đội tuyển đấu kiếm mới có một giải quốc tế thi đấu chính thức. VĐV muốn được cơ hội tập huấn, thi đấu cọ xát sẽ chờ nhiều hơn ở sự linh hoạt tại đơn vị chủ quản của mình. Nếu đơn vị đầu tư cho VĐV tập huấn, họ được tích lũy nhiều, không quá phụ thuộc vào đội tuyển quốc gia. Trước giải vòng loại Olympic vừa qua, Nguyễn Phước Đến là một trong những người được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất nhờ việc được đơn vị chủ quản TPHCM thực hiện tập dài ngày tại Hàn Quốc. Phước Đến lọt tới bán kết kiếm ba cạnh nam ở giải vòng loại Olympic nhưng thua đáng tiếc nên không giành được suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024.
Giải bài toán làm mới đấu kiếm như thế nào đan💯g được bộ môn đấu kiếm (Cục TDTT) xây dựng và sẽ phải triển khai ngay năm 2024 này. Từ kết quả tại SEA Games 32 đã cho thấy, chúng ta đang bị các đối thủ trong khu vực như Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia áp sát chuyên môn. Thêm kết quả tại ASIAD 19, đấu kiếm Việt Nam càng thấy rõ, sự đầu tư cho con người mới, gương mặt mới phải làm sớm. Giải vòng loại Olympic vừa qua xem như là giai đoạn cuối của gương mặt cựu trào Vũ Thành An vì sau đây, đấu kiếm Việt Nam chờ lực lượng trẻ thay thế.
Lãnh đạo Phòng thể thao thành tích cao 1 (Cục TDTT) – đơn vị quản lý môn đấu kiếm – cũng nhìn nhận, công tác đào tạo chuyên môn của đơn vị TPHCM hay Hà Nội là mạnh nhất cả nước trong môn này nhưng đấu kiếm là cọ xát thi đấu tăng cường nâng cao trình độ nên VĐV phải được những cơ hội này, đặc biệt là những cuộc đấu ở nhiều cấp độ trẻ trước các đối thủ quốc tế. Một khúc mắc mà nhiều đơn vị làm đấu kiếm ở trong nước chưa tìm được tháo gỡ là trang bị thiết bị cho HLV, VĐV còn hạn chế do kiếm thể thao thuộc danh mục vũ khí, rất khó khăn để mua mới, đầu tư tron🐬g tập luyện, thi đấu.
Tại giải vòng loại Olympic của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đấu kiếm khu vực Đông Nam Á giành được 2 suất chính thức dự Olympic Par🥃is (Pháp) là của đội Philippines (1 suất kiếm liễu nữ), Singapore (1 suất kiếm ba cạnh nữ). Tính tổng tạm thời, đấu kiếm Đông Nam Á đã có 3 suất chính thức dự Olympi⭕c Paris (Pháp) 2024 (đội Singapore có 2 suất, đội Philippines có 1 suất).
Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á 6 (AIMAG6), SEA Games 33 năm 2025, ASIAD 20 năm 2026 và Olympic Los Angeles (Mỹ) 2028 đều có môn đấu kiếm nằm trong chương trình thi đấu ൲chính thức. Đấu kiếm Việt Nam phải sớm thay đổi trong đầu tư và xây d♌ựng lực lượng thì mới có triển vọng đạt kết quả tốt.