DI SẢN CỦA BOLT
🔥Kể từ năm 2005 cho đến nay, đây mới là lần đầu tiên “Tia chớp” người Jamaica không góp mặt ở một kỳ giải đấu thuộc đẳng cấp VĐTG. Bolt đã giải nghệ sau giải điền kinh VĐTG tại London hồi năm 2017, nơi anh chỉ giành được tấm HCĐ với thành tích 9 giây 95, xếp sau cả Chris Coleman (9 giây 94) lẫn Justin Gatlin (9 giây 92) vì phải thi đấu trong tình trạng thể lực không tốt, đang vật lộn với chấn thương.
ౠDù chỉ về đích ở hạng 3, Bolt vẫn khiến cho cả thế giới giật mình, khi trở thành đối tượng bái lạy của VĐV giành được tấm HCV là Gatlin. Cho đến giờ này, cú bái lạy “để đời” của VĐV kỳ cựu người Mỹ vốn có nhiều bê bối với doping ở trong "thì quá khứ", vẫn đang gây nhiều tranh cãi với giới mộ điệu và dư luận...
⛎Lý ra Bolt đã có thể xuất hiện từ rất, rất sớm ở một kỳ giải điền kinh VĐTG, đó là ở Saint-Denis (Pháp) hồi năm 2003. Bolt, khi đó đang là ĐKVĐ cự ly chạy 200 mét ở cả 2 kỳ giải Trẻ VĐTG và Thiếu niên VĐTG rất muốn ghi dấu ấn ở kỳ giải VĐTG “dành cho người lớn” lần đầu tiên, nhưng anh bị viêm kết mạc nên phải rút lui vào giờ chót. Sau đó, Bolt chỉ có thể tham gia giải VĐTG hồi năm 2005 tại Helsinki (Phần Lan), nơi anh chỉ về đích ở vị trí cuối cùng của đường chạy chung kết cự ly 200 mét với thành tích 26 giây 27, vì chấn thương cơ đùi ở 50 mét cuối cùng. Người giành ngôi vô địch cự ly 200 mét năm đó, cũng lại chính là Gatlin, với thành tích 20 giây 04. |
⛄Sau giải VĐTG hồi năm 2005, từ năm 2007 cho đến năm 2017, Bolt đã hiện diện ở từng kỳ giải VĐTG và luôn giành được những thành tích ấn tượng. Ngoại các kỳ giải 2007 tại Osaka, 2011 tại Daegu và kỳ giải 2017 tại London, ở các kỳ giải VĐTG còn lại, Bolt luôn giành được tấm HCV cao quý nhất.
💞Anh đã tạo ra những cột mốc thành tích mà theo các chuyên gia nghiên cứu thể thao, sẽ phải rất, rất nhiều năm sau, “loài người” nói chung (chứ không chỉ tính riêng về các VĐV chạy nước rút), với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật tối tân, rồi cả sự đột biết về gen, mới có thể vượt qua được “những giới hạn của Bolt tạo dựng nên".
ဣDi sản của VĐV tài năng người Jamaica để lại cho thể thao nói chung, cho làng điền kinh thế giới nói riêng, đặc biệt, và cụ thể hơn, là trong các cự ly chạy nước rút 100 mét và 200 mét, là rất, rất đáng trân trọng.
🍃Ở Osaka hồi năm 2007, Bolt đã giành HCB ở cự ly chạy 200 mét với thành tích 19 giây 91 (Tyson Gay, một VĐV người Mỹ cũng có nhiều bê bối về doping, giành HCV với thành tích 19 giây 76).
🔯Ở Berlin 2009, Bolt giành cú đúp HCV trong cả 2 cự ly 100 mét và 200 mét. Trong cự ly chạy 100 mét, với thành tích 9 giây 58, Bolt phá sâu KLTG do chính anh nắm giữ (9 giây 69, thiết lập ở kỳ giải Olympic Beijing hồi năm 2008). Đến giờ nay, đây vẫn là thứ KLTG “tối thượng” và nhiều chuyên gia nghiên cứu e ngại rằng, để phá KLTG này, “loài người” cần có sự thay đổi về gen sức mạnh, cũng như được hỗ trợ khác về khoa học kỹ thuật.
CHẠY TỪ 9 GIÂY 80 TRỞ XUỐNG LÀ MẤU CHỐT, NHƯNG ĐƯỢC KHÔNG?
💖Nếu chỉ tính riêng ở đấu trường VĐTG, tất cả những thành tích từ 9 giây 80 trở xuống đều chắc chắn là thành tích giành được HCV. Đó là các trường hợp của Maurice Greene (từng 3 lần VĐTG liên tiếp từ năm 1993 - 1999) hồi năm 1999, Usain Bolt trong các năm 2007, 2013 và 2015.
𝓡Nếu có bất kỳ VĐV nào đạt thành tích từ 9 giây 80 trở xuống ở kỳ giải VĐTG sắp diễn ra tại Doha (của Qatar), kẻ đó chắc chắn giành được tấm HCV. Thậm chí, một thành tích chậm hơn 9 giây 80 một chút cũng sẽ tạo ra khác biệt, khi khoảng trống mà “Tia chớp” người Jamaica để lại rất lớn…
🐷Nhưng quan trọng là, ai có đủ năng lực chạy từ 9 giây 80 trở xuống ở SVĐ Quốc tế Khalifa vào những ngày sóng gió sắp tới đây. Chắc chắn không có mấy người, cũng có thể chẳng có một người nào cả?
Thành tích VĐTG từ năm 1991 _Năm 1991: 9 giây 86 (Carl Lewis - KLTG) _Năm 1993: 9 giây 87 (Linford Christie) _Năm 1995: 9 giây 97 (Donovan Bailey) _Năm 1997: 9 giây 86 (Maurice Greene) _Năm 1999: 9 giây 80 (Maurice Greene) _Năm 2001: 9 giây 82 (Maurice Greene) _Năm 2003: 10 giây 07 (Kim Collins) _Năm 2005: 9 giây 88 (Justin Gatlin) _Năm 2007: 9 giây 85 (Tyson Gay) _Năm 2009: 9 giây 58 (Usain Bolt - KLTG) _Năm 2011: 9 giây 92 (Yohan Blake) _Năm 2013: 9 giây 77 (Usain Bolt) _Năm 2015: 9 giây 79 (Usain Bolt) _Năm 2017: 9 giây 92 (Justin Gatlin) |
CÁC ỨNG VIÊN VÔ ĐỊCH
🐭1-Christian Coleman: Đang là VĐV chạy nhanh nhất thế giới liên tục trong 3 năm 2017, 2018 và 2019. Người từng thắng HCB ở London hồi 2 năm về trước cũng đang giữ thành tích tiệm cận cột mốc 9 giây 80 nhất trong mùa giải năm nay - anh đạt thành tích 9 giây 81 tại giải đấu Stanford Diamond League (thuộc khuôn khổ IAAF Diamond League 2019).
♈Hồi năm ngoái, anh cũng giành HCV ở cự ly 60 mét ở giải VĐTG trong nhà với thành tích 9 giây 37, trước đó nữa, hồi tháng 2-2018, anh cũng phá KLTG 60 mét trong nhà với thành tích 9 giây 35 (thành tích cũ của Greene là 9 giây 39). Coleman có đầy đủ tố chất để trở thành nhà tân vô địch thế giới “thời hậu Usain Bolt”, và là người có đủ năng lực chạy từ 9 giây 80 trở xuống đầu tiên kể từ năm 1999.
🌌Nhưng nếu Coleman giành tấm HCV ở giải VĐTG, anh vẫn sẽ là một VĐV gây tranh cãi với những cáo buộc doping, vì chỉ vừa thoát án cấm thi đấu từ USADA hồi đầu tháng 9 rồi.
ꦡĐến thời điểm này, vẫn chỉ có Donovan Bailey và Usain Bolt, là những nhà vô địch “hoàn toàn sạch sẽ”, do trong quá khứ chưa bao giờ bị điều tiếng với các cáo buộc, hay thậm chí án phạt liên quan đến chất kích thích.
🌸Trong khi những Gay, Gatlin, Greene hay mới đây là Coleman, đều từng liên quan ít nhiều đến doping, Bolt hay Bailey là những VĐV “sạch sẽ” hiếm hoi, chính Bailey cũng từng cay đắng khẳng định trên Sports Max hồi tuần trước: “Chúng ta đang bị mắc kẹt ở một địa điểm nơi các VĐV bị nhiễm độc bởi chất kích thích. Tôi và Usain Bolt, là những nhà vô địch thế giới và vô địch Olympic duy nhất, không hề có dấu vết sử dụng doping. Chỉ có 2 người chúng tôi mà thôi!”.