ꦯ9 đội nam tại giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 gồm Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng, Thể Công Tân Cảng, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Long An, Hà Nội, SKXT Vĩnh Long hoàn tất đăng ký VĐV cho mình. “Cuộc họp chuyên môn trước giải đã được diễn ra ngày 20-11, đại diện các đội đều tham dự và nắm bắt được công tác tổ chức của giải cũng như các quy định trong điều lệ chuyên môn. Chúng tôi dự báo giai đoạn 2 sẽ có nhiều cuộc đấu quyết liệt nên khán giả có cơ hội chứng kiến nhiều trận đấu đỉnh cao”, phụ trách bộ môn bóng chuyền (Cục TDTT) – ông Đào Xuân Chung cho biết.
🐠Sức hấp dẫn của giải chắc chắn vẫn phụ thuộc lực lượng ngoại binh. Trong giai đoạn 2 này, nhà tổ chức ghi nhận 9 cầu thủ ngoại binh được 8 đội đăng ký. Trong đó, duy nhất đội nam Thể Công Tân Cảng có 2 tay đập ngoại. Giai đoạn thứ nhất, 10 ngoại binh đã ra sân tranh tài. Khác với giai đoạn thứ nhất, cầu thủ ngoại binh đang có sự đa dạng hơn. Ghi nhận thực tế, chúng ta có cầu thủ Brazil (1 cầu thủ), Thái Lan (3), Nga (2), Cuba (1), Campuchia (1), Kazakhstan (1) sẽ ra thi đấu cùng các cầu thủ nội tại Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm tạo nên các trận so kè quyết định.
ꦦĐại diện ban giám sát chuyên môn của nội dung nam khẳng định, việc nội dung nữ tại giai đoạn 2 thi đấu ở Lào Cai vừa qua xảy ra nhiều bất ngờ nên tất cả đội nam rất thận trọng. Tính bất ngờ nằm ở việc giải có thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt nên kết quả tại giai đoạn thứ nhất chưa mang ý nghĩa quyết định cho các đội. Nếu sơ sảy ở giai đoạn 2, đội bóng có thể rơi vào khu vực phải tranh vé trụ hạng.
🐷Dựa trên lịch thi đấu, một số đội sẽ đánh nốt 3 trận trong khi một số đội còn 4 trận tại giai đoạn 2. “Điểm số tại từng trận sẽ quyết định khả năng trụ hạng của đội bóng ra sao. Ngoài ra, điều lệ quy định kết quả tính tới thành tích đối đầu nên cuộc so kè trong giai đoạn 2 sẽ căng thẳng” ông Đào Xuân Chung trao đổi thêm.
🦹Với nhóm các đội đang tạm ở thứ hạng đầu như Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng, Thể Công Tân Cảng, Đà Nẵng, mục tiêu mà cả 4 HLV Bùi Quang Ngọc, Trần Đình Tiền, Thái Anh Văn, Lê Nho Thạnh nhắm tới là giữ vững vị trí tìm cơ hội giành suất dự vòng bán kết. Chính thế, từng đội kể trên đang tập trung hoàn thiện khâu phòng thủ bước 1 và sự phối hợp của ngoại binh trong đội hình nhằm tạo ra sức tấn công tốt nhất.
🃏Trải qua 20 mùa giải, tính từ khi giải bóng chuyền đội mạnh quốc gia chuyển thành giải vô địch quốc gia (từ năm 2004), tới trước năm nay, bóng chuyền nam Việt Nam ghi nhận nhiều đội thay nhau giành ngôi vô địch. Các nhà vô địch từ đó tới nay là Bưu điện Hà Nội (1 lần), Thể Công Tân Cảng (4 lần), Ninh Bình (5 lần), Sanest Khánh Hòa (4 lần), Biên Phòng (2 lần), Đức Long Gia Lai (1 lần), TPHCM (3 lần). Lúc này, không ít phiên hiệu giải thể sau khi vô địch quốc gia (Bưu điện Hà Nội, Đức Long Gia Lai) hay đội phải xuống hạng (TPHCM). Nguyên nhân trực tiếp vẫn là việc đội bóng ít nguồn lực đầu tư để tồn tại bền vững.
♈Giải đấu năm nay sẽ là lần cuối Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam còn 9 đội nam tham dự. Năm 2025, giải bóng chuyền vô địch quốc gia chỉ có 8 đội nam. Vì thế, đội nào có kết quả vô địch tại giải năm nay sẽ là 1 phần lịch sử của bóng chuyền Việt Nam. Khi còn 8 đội tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia, các đội phải nỗ lực rất nhiều tìm nguồn lực đảm bảo thì mới hiệu quả chuyên môn và tồn tại.
ဣNội dung nam của giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 diễn ra từ 21-11 tới 1-12. Vòng bảng sẽ có 16 trận được diễn ra. 4 đội mạnh nhất giành suất dự bán kết. 4 đội có kết quả kém nhất dự vòng tranh suất trụ hạng.