Từ một đơn vị “tay trắng” huy chương, đội tuyển bắn súng TPHCM dần có những kế hoạch huấn luyện rõ ràng để giành thứ hạng cao tại các giải toàn quốc và đóng góp VĐV cho đội tuyển quốc gia. Để làm được điều đó, các xạ thủ phả🌄i vượt qua khó khăn về mọi mặt trong quá trình đào tạo, từ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hay những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
Trường bắn nằm trong Đại học TDTT TPHCM (TP Thủ Đức) chính là “đại bản doanh” của đội tuyển bắn súng TPHCM, song địa điểm này đã khá cũ và xuống cấp. Hiện có khoảng 30 xạ thủ nòn🌸g cốt thuộc đội tuyển trẻ và đội tuyển TPHCM sẽ luyện tập và sinh hoạt tại đây.
Địa điểm tập luyện của các xạ thủ TPHCM đ𝄹ã cũ và xuống cấp. Ảnh: NGUYỄN A꧅NH
Do điều kiện còn nhiều thiếu thốn, nên các VĐV sẽ phải chia theo từng nhóm nhỏ để luyện tập với súng. Nhiều lúc BHL sẽ dùng các chai nước (chứa chì của đạn đã sử dụng) có trọng lượng tương đương với khẩu súng cho VĐV cầm tập, duy trì được thế bắn. Thiếu súng đã đành, mà đến đạn để tập luyện cũng luôn trong tình trạng thiếu trước, hụt sau.
Các xạ thủ tự kéo bia giấy để tập bắn. Ản🎐h: NGUYỄN ANH
“Đã gắn bó với bộ môn thì VĐV nào cũng quen với việc tập khan (không đạn) cả. Có lúc ‘chỉ’ khan vài tháng là chuyện thường. Khi gần đến giải đấu, chúng tôi sẽ được phát khoảng 10 -20 viên đạn bắn sau mỗi buổi tập để ban huấn luyện đánh giá kết quả”, xạ thủ súng trường Dương Thị Mỹ Phượng chia sẻ.
Trong các môn thể thao, bắn súng là môn không mang tính va chạm và đối kháng giữa các VĐV. Thế nhưng, trở thành xạ thủ cũng đòi hỏi nhiều về thể lực và đối mặt với những chấn thương tiềm ẩn mà ít người biết đến. Ở đội tuyển TPHCM, các xạ thủ phải đáp ứng việc༺ tập chuyên môn từ 6-8 tiếng và tập thể lực 1 tiếng rưỡi trong một ngày.
Ở nội dung súng trường, các VĐV tập luyện với súng có khối lượng khoảng 5kg, thêm phần tạ (xanh lá) 2kg được đặt trên súng để tăng💃 lực tay. Ảnh: NGUYỄN ANH
Việc phải đứng, quỳ, nằm bắn ngày qua ngày nên khớp gối, hông, vai cổ, thắt lưng và cổ chân của VĐV dễ bị vôi hóa, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi tuổi càng cao. Chưa kể đến việc thoái hóa đốt sống do đặt trọng lượng súng vào người hay giãn tĩnh mạch chân vì đứng nhiều.
"Đồng phục chuyên dụng ở💖 nội dung súng trường có khối lượng khoảng 5-7kg, đặc biệt mùa hè mặc vào rất nóng, mùa đông thì rất lạnh", xạ thủ Dương Thị Mỹ Phượng chia sẻ. Ảnh: NGUYỄN ANH
Với bắn súng Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng thì điều kiện phát triển vẫn còn nhiều thiếu thốn. Tuy nhiên, các VĐV luôn biết vượt qua khó khăn, hy sinh bản thân mình để hướng tới thành thích cao trong thi đấu.