HLV Bùi Lương và hành trình hơn nửa thế kỷ truyền lửa khát vọng

𒁏Đến tuổi 83, HLV Bùi Lương mới chịu dừng lại sự nghiệp huấn luyện, sau khi chia tay điền kinh Bình Phước vào đầu năm 2020. Thế nhưng, vị HLV lão làng ấy khẳng định điền kinh vẫn là ưu tiên số 1, bất cứ ai cần tư vấn thì ông đều giúp cả, cốt để truyền thêm ngọn lửa khát vọng cho điền kinh và cho cả nền thể thao Việt Nam.

HLV Bùi Lương chính là tượng đài của điền kinh Việt Nam. Ảnh: MINH HOÀNG
HLV Bùi Lương chính là tượng đài của điền kinh Việt Nam. Ảnh: MINH HOÀNG

Mối tình xuyên 2 thế kỷ

🅰Mấy năm rồi, người dân vùng Phước Long (Bình Phước) đã quen với hình ảnh “ông lão” gần 80 tuổi dắt lũ học trò chừng 20 người vượt đường lộ, xuyên qua đường đất để lên đỉnh Bà Rá, bắt đầu từ tờ mờ sáng. Cháu chạy trước, ông chạy sau, cứ thế đều như vắt chanh, ngày nào cũng quay đầu cả vài chục cây số. Ban đầu còn thấy lạ, nhưng riết rồi người ở đây cũng quen, thậm chí biết luôn ông Bùi Lương là vị HLV cao niên nhất của điền kinh Việt Nam còn huấn luyện, còn chạy và lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết khi nói đến “môn thể thao nữ hoàng” nghe thì mỹ miều nhưng khắc nghiệt thì khó môn nào bì kịp.

꧃“Một ngày tôi mà không chạy thì nguy, khó ở lắm. Cho nên, từ lúc biết điền kinh đến giờ, tôi chưa từng dừng lại, chạy hết thời VĐV giờ đến lúc làm thầy vẫn chạy. Nhờ chạy suốt mà tôi khoẻ, vẫn làm việc mấy chục năm nay mà có hề hấn gì đâu”, HLV Bùi Lương nói sang sảng. Mà đúng thật, hơn 60 năm rồi, tính cả sự nghiệp VĐV, người đàn ông đặc biệt nhất làng điền kinh Việt Nam không ngơi nghỉ phút nào, lăn lộn hết với điền kinh Hà Nội, Thái Bình rồi đến Quân đội, Công an Nhân dân, Bình Phước…

HLV Bùi Lương và hành trình hơn nửa thế kỷ truyền lửa khát vọng ảnh 1 ꧅HLV Bùi Lương luôn đồng hành cùng các học trò ở khắp mọi nơi.
Đến đâu ông cũng xung phong ra sân huấn luyện, không chọn chỗ mát để ngồi và… chỉ tay năm ngón. Nên, những HLV trẻ hơn ông cứ noi gương mà làm theo, thị phạm cho học trò liên tục đến lúc “thở ra đằng tai” mới ngưng.

💙Đối với ông Bùi Lương, chạy là để tồn tại và chạy cũng chính là đang truyền lại cảm hứng cho những thế hệ VĐV, HLV sau lưng giữ mãi ngọn lửa nhiệt tình với các cự ly trung bình, dài và marathon. Chạy, theo cách ví von khác, chính là “người tình thứ hai” sau người vợ Vũ Thị Lan quanh năm tần tảo của ông. Ông tâm sự hễ có thời gian rảnh là ào về nhà, chăm được vợ, con ngày nào thì gắng hết sức, để rồi sau đó lại lên đường theo tiếng gọi của “người tình” điền kinh, thi đấu và huấn luyện suốt Bắc chí Nam, hết đấu giải quốc gia, lại dẫn quân dự SEA Games, Asiad và hàng trăm giải quốc tế khắp nơi.

🃏Cái dáng người nhỏ nhưng rắn chắc (cao 1m62, nặng chỉ hơn 50kg) của ông thì chả lẫn vào đâu được, lúc nào cũng quần quật hết lo chỉ đạo học trò, vỗ về động viên, lấy khăn châm nước rồi lao vào tranh luận với nhà tổ chức, với trọng tài để bảo vệ thành tích cho học trò. Cho nên, ai từng được ông huấn luyện, từng trải nghiệm ở đội tuyển điền kinh quốc gia thì đều nói rằng HLV Bùi Lương chính là hình mẫu cho sự kiên trì, cho ý chí vươn lên và cho cả khát vọng chiến thắng luôn được thắp sáng.

HLV Bùi Lương và hành trình hơn nửa thế kỷ truyền lửa khát vọng ảnh 2 𝔉HLV Bùi Lương sẵn sàng đi khắp mọi nơi để truyền lửa điền kinh.
Ông Bùi Lương ngày xưa chạy mà không tìm ra đối thủ dễ cũng hai chục năm trời ở nội dung marathon. Ông thống trị giải VĐQG, đoạt đến 9 HCV ở giải chạy Việt dã Báo Tiền phong. Vậy mà so với mấy chục năm trước, giờ đây ông cũng vẫn chỉ có bao nhiêu đó cân nặng và những thớ thịt săn chắc, chẳng đổi thay gì. Khuôn mặt già đi theo thời gian, nhưng ông Bùi Lương bảo tâm huyết dành cho điền kinh thì ngày càng lớn hơn.

Tượng đài của điền kinh Việt Nam

𝔍Ông Bùi Lương kể: “Từ lúc tôi còn là cậu học sinh miền Nam tập kết, ngày nào cũng chạy miệt mài trên đường phố Hải Phòng. Lúc đó đã làm gì có giày chuyên dụng, toàn chạy chân đất. Những năm tháng chiến tranh ác liệt đó, chỉ có tình yêu với thể thao mới giúp chúng tôi trưởng thành. Không có kỷ luật tập luyện nào nghiêm khắc bằng kỷ luật do chính mình đặt ra, cứ tâm niệm như thế, bản thân tôi đã đạt được nhiều thành tích khi thi đấu”.

🦩83 tuổi mới ngừng huấn luyện, hơn 60 năm theo đuổi nghiệp chạy và huấn luyện, 41 tuổi mới bước chân đến giảng đường Đại học TDTT, HLV Bùi Lương chính là tượng đài đích thực của thể thao nước nhà, cũng không khác một tượng “pho sử sống” của điền kinh xuyên suốt 2 thế kỷ, chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của môn thể thao cơ bản này suốt từ ngày đầu thành lập ngành TDTT đến nay. Khi bạn bè cùng lứa đã rời cuộc chơi, đã vui vầy bên gia đình và con cháu, thì ông Bùi Lương vẫn hăng hái như một chàng thanh niên, chấp nhận cuộc sống xa nhà chỉ để được chạy, được truyền lại cảm hứng và lòng kiên trì cho học trò.

🅺Sự mát tay của ông đã tạo nên những nhà vô địch danh tiếng: Đặng Thị Tèo (vô địch các cự ly trung bình và dài, 6 HCV giải việt dã, kỷ lục gia marathon), Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Hòa, Lưu Văn Hùng, Nguyễn Chí Đông... đều trở thành nhà vô địch tuyệt đối trên các cự ly 5.000m, 10.000m, bán marathon và marathon. Khi SEA Games 2003 do Việt Nam đăng cai, ông huấn luyện 2 học trò giành huy chương là Đoàn Nữ Trúc Vân (HCV 10.000m) và Nguyễn Thị Hòa (HCB marathon). Ở SEA Games 2009, ông lại dẫn dắt các VĐV Phạm Thị Hiên, Bùi Thị Hiền đoạt HCB và HCĐ trên đường chạy dài.

💛Mãi đến năm 2010, HLV Bùi Lương mới rời đội tuyển, bắt đầu một sự nghiệp rong ruổi cùng điền kinh Hà Nội, Biên phòng, Vĩnh Phúc, Bình Phước. Đi đến đâu ông cũng giúp nơi đó thổi bùng lên bầu không khí tập luyện hăng hái, đoạt được nhiều thành tích cao ở đấu trường trong nước và quốc tế. 

HLV Bùi Lương và hành trình hơn nửa thế kỷ truyền lửa khát vọng ảnh 3 ♒Người thầy đặc biệt của điền kinh và thể thao Việt Nam vẫn luôn cháy hết mình với công việc...
Năm 2012, khi đặt chân đến Bình Phước, HLV Bùi Lương chỉ mất đúng 1 năm để xây dựng lại đội tuyển chạy việt dã của tỉnh, để từ con số 0 trở thành một hiện tượng và giờ thì được ví như một thế lực đáng nể ở sân chơi quốc gia. Ônggần như thuộc nằm lòng mọi cung đường chạy việt dã tại Việt Nam, thậm chí thấu hiểu cách rèn quân và nết chỉ đạo của HLV các địa phương khác, vì chính họ từng là học trò của ông. HLV Bùi Lương giống như thể đang dạo chơi trong “khu vườn” các cự ly chạy dài do chính mình làm chủ.
Vẫn là câu nói cũ, HLV Bùi Lương nhấn nhá: “Tôi đến chết mới hết chạy, vì điền kinh đã ngấm vào tâm can rồi. Được huấn luyện cho nhiều thế hệ VĐV vừa may mắn, nhưng cũng vừa là động lực thôi thúc tôi sống khoẻ và bằng mọi giá phải đóng góp trở lại cho thể thao nước nhà”.

Tin cùng chuyên mục