Nhu cầu luôn tăng
Hồ bơi Lam Sơn đạt chuẩn quốc tế, nằm trong hệ thống quốc gia, chuyên phục vụ thi đấu đỉnh cao nhưng vẫn phải gia tăng thời gian phục vụ cộng đồng, chừng đó cũng đủ thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất cho hoạt động hè tại TPHCM, bất chấp đã có hàng chục hồ bơi lớn, nhỏ được cấp phép hoạt động tại các khu dân cư, chung cư cao cấp nhiều năm gần đây.
Dạo quanh một số trung tâm thể thao các quận nội thành, có thể thấy tình hình thiếu thốn sân chơi thể thao hè thể hiện khá rõ nét. Nhiều nơi, đến tận 9 giờ đêm vẫn còn sáng đèn phục vụ các lớp học võ, thậm chí có nơi còn linh động trải thảm ra ngoài vỉa hè để tập luyện.
Nếu các trung tâm thể thao đang rơi vào tình trạng cung không đủ cầu do thiếu cơ sở vật chất thì hệ thống trường học lại gần như không hoạt động. Những trường học trong khu vực các quận trung tâm thành phố không có các chương trình huấn luyện thể chất dành cho học sinh trong mùa hè. Nhiều phụ huynh than thở, khi đang đi học bù đầu, bù cổ thì con cái vẫn phải tham gia các CLB thể thao để hoàn thành điểm số ngoại khóa, trong khi thời gian hè thì lại ở nhà, mất thêm thời gian của cha mẹ đưa đón đến những nơi tập luyện thể thao.
Thiếu sự chuẩn bị
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thể thao hè, đặc biệt ở đối tượng học sinh, sinh viên, không phát huy được vai trò của mình. Ngoài yếu tố cơ sở vật cất thể thao ngày càng thu hẹp về diện tích trong nội thành còn là sự thiếu hụt nhân lực phong trào. Đa số các trường học hiện nay đều ký hợp đồng với giáo viên thể dục theo kiểu thời vụ, mượn người từ các trung tâm thể thao tại địa phương dạy theo từng tiết học. Hè đến, các trung tâm do không có người để dạy nên trường học cũng không cách gì tạo ra hoạt động dù có sẵn địa điểm. Ở góc độ khác, do không có lực lượng cơ hữu tại chỗ cho các hoạt động ngoại khóa, hệ thống trường học cũng không thể tự sáng tạo ra những chương trình có tính đặc thù cho học sinh trong dịp hè như các Hội nhóm tình nguyện, các CLB cộng đồng… Những hoạt động này thường được làm rất tốt ở những trường tư thục, bởi đó là một trong những tiêu chí quan trọng của chương trình dạy học. Ngược lại, với các trường công lập thì học sinh chỉ cần tham gia đủ tiết, đủ giờ là coi như nhà trường hết nhiệm vụ, phần phát triển kỹ năng trong hơn 2 tháng hè đương nhiên không được tính đến.
Khoảng trống lớn từ thể thao mùa hè một lần nữa cho thấy ngành thể thao chưa theo kịp đà phát triển quá nhanh của đời sống xã hội. Dân số trẻ ngày một tăng, đời sống ngày một tốt hơn, thế nhưng diện tích tập luyện thể thao bị thu hẹp, nhân sự có chuyên môn được đào tạo ngày một ít, hoạt động thi đấu phong trào cũng ít ỏi do thiếu nguồn tài chính. Trong khi đó, ở lĩnh vực tư nhân, các hoạt động đầu tư liên quan đến thể thao nếu không là sân cỏ nhân tạo thì chỉ là các trung tâm trò chơi điện tử vốn dễ biến tướng tiêu cực… Thậm chí, trong hơn 2 tháng hè, tại TPHCM cũng không có nhiều sự kiện thể thao được tổ chức nhằm phục vụ người hâm mộ, trong khi đây lại là thời điểm tốt nhất để quảng bá các môn thể thao đỉnh cao đến với giới trẻ.
Hồ bơi Lam Sơn đạt chuẩn quốc tế, nằm trong hệ thống quốc gia, chuyên phục vụ thi đấu đỉnh cao nhưng vẫn phải gia tăng thời gian phục vụ cộng đồng, chừng đó cũng đủ thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất cho hoạt động hè tại TPHCM, bất chấp đã có hàng chục hồ bơi lớn, nhỏ được cấp phép hoạt động tại các khu dân cư, chung cư cao cấp nhiều năm gần đây.
Dạo quanh một số trung tâm thể thao các quận nội thành, có thể thấy tình hình thiếu thốn sân chơi thể thao hè thể hiện khá rõ nét. Nhiều nơi, đến tận 9 giờ đêm vẫn còn sáng đèn phục vụ các lớp học võ, thậm chí có nơi còn linh động trải thảm ra ngoài vỉa hè để tập luyện.
Nếu các trung tâm thể thao đang rơi vào tình trạng cung không đủ cầu do thiếu cơ sở vật chất thì hệ thống trường học lại gần như không hoạt động. Những trường học trong khu vực các quận trung tâm thành phố không có các chương trình huấn luyện thể chất dành cho học sinh trong mùa hè. Nhiều phụ huynh than thở, khi đang đi học bù đầu, bù cổ thì con cái vẫn phải tham gia các CLB thể thao để hoàn thành điểm số ngoại khóa, trong khi thời gian hè thì lại ở nhà, mất thêm thời gian của cha mẹ đưa đón đến những nơi tập luyện thể thao.
Thiếu sự chuẩn bị
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thể thao hè, đặc biệt ở đối tượng học sinh, sinh viên, không phát huy được vai trò của mình. Ngoài yếu tố cơ sở vật cất thể thao ngày càng thu hẹp về diện tích trong nội thành còn là sự thiếu hụt nhân lực phong trào. Đa số các trường học hiện nay đều ký hợp đồng với giáo viên thể dục theo kiểu thời vụ, mượn người từ các trung tâm thể thao tại địa phương dạy theo từng tiết học. Hè đến, các trung tâm do không có người để dạy nên trường học cũng không cách gì tạo ra hoạt động dù có sẵn địa điểm. Ở góc độ khác, do không có lực lượng cơ hữu tại chỗ cho các hoạt động ngoại khóa, hệ thống trường học cũng không thể tự sáng tạo ra những chương trình có tính đặc thù cho học sinh trong dịp hè như các Hội nhóm tình nguyện, các CLB cộng đồng… Những hoạt động này thường được làm rất tốt ở những trường tư thục, bởi đó là một trong những tiêu chí quan trọng của chương trình dạy học. Ngược lại, với các trường công lập thì học sinh chỉ cần tham gia đủ tiết, đủ giờ là coi như nhà trường hết nhiệm vụ, phần phát triển kỹ năng trong hơn 2 tháng hè đương nhiên không được tính đến.
Khoảng trống lớn từ thể thao mùa hè một lần nữa cho thấy ngành thể thao chưa theo kịp đà phát triển quá nhanh của đời sống xã hội. Dân số trẻ ngày một tăng, đời sống ngày một tốt hơn, thế nhưng diện tích tập luyện thể thao bị thu hẹp, nhân sự có chuyên môn được đào tạo ngày một ít, hoạt động thi đấu phong trào cũng ít ỏi do thiếu nguồn tài chính. Trong khi đó, ở lĩnh vực tư nhân, các hoạt động đầu tư liên quan đến thể thao nếu không là sân cỏ nhân tạo thì chỉ là các trung tâm trò chơi điện tử vốn dễ biến tướng tiêu cực… Thậm chí, trong hơn 2 tháng hè, tại TPHCM cũng không có nhiều sự kiện thể thao được tổ chức nhằm phục vụ người hâm mộ, trong khi đây lại là thời điểm tốt nhất để quảng bá các môn thể thao đỉnh cao đến với giới trẻ.
YẾN PHƯƠNG - Ảnh: NGUYỄN NHÂN