Không có Marcos Alonso trong đội hình Tây Ban Nha: Bất công quá lớn

HLV Julen Lopetegui đã công bố thành phần đội tuyển Tây Ban Nha dự World Cup 2018, trong đó, thiếu vắng hàng loạt cầu thủ đang chơi cho Chelsea như Alvaro Morata, Cesc Fabregas, Pedro Rodriguez và đặc biệt là Marcos Alonso…
Marcos Alonso tươi cười với chiếc cúp FA
Marcos Alonso tươi cười với chiếc cúp FA

Không có Morata, Fabgregas, Pedro thì không sao!

Việc bộ 3 đầu tiên của Che💎lsea là Morata, Fabregas và Pedro không được triệu tập vào đội hình tuyển Tây Ban Nha đến Nga xem ra là chuyện dễ hiểu. Morata dù đã ghi được 11 bàn thắng cho Chelsea ngay ở mùa giải đầu tiên đến với sân Stamford Bridge, ngoài ra còn góp công cho Sư tử Xanh thành London với 6 đường﷽ kiến tạo, nhưng vẫn không khiến người ta cảm thấy an tâm.

Lối đá kém tự tin, cả trong kỹ năng xử lý bóng bằng chân, lẫn với khả năng tận dụng – kết liễu cơ hội, khiến Morata bị nhiều True Blue hoài nghi về năng lực thật sự của mình. Ngoài ra, việc “chỉ hợp”ꦗ với các đường chuyền của Cesar Azplicicueta càng khiến cho Morata trở nên đơn độc. Gần đây nhất, anh chỉ được tung vào sân trong 4 phút cuối trận ở chung kết FA Cúp, một thông số rất đáng buồn. Với phong độ và biểu hiện kiểu như vậy, chẳng thà HLV Lopetegui lựa chọn 1 người khác thay vì tiền đạo đã ghi 5 bàn cho ông ở Vòng loại cũng là chuyện dễ hiểu mà thôi.

Không có Marcos Alonso trong đội hình Tây Ban Nha: Bất công quá lớn ảnh 1 Không có Morata - không sao.
Trường hợp của Fabregas và Pedro cũng quá rõ ràng. Cả 2 đã có một mùa giải cực kỳ sa sút, bên cạnh sự sa sút của nhà cựu vô địch Chelsea. Pedro hiếm khi được tung vào sân, anh thường xuyên phải đá dự bị cho Willian, cho Hazard, cho cả Moses và một số cầu thủ khác. Trong khi đó, Fabregas hầu như không thể duy trì được những cú “phất bóng” kinh điển của mình ở mùa trước, chơi rất chậm chạp, cẩu thả, ít chịu tranh bóng dù nhiều lần phải đảm nhiệm vị trí thu hồi bóng hay tiền vệ trụ. Anh chính là tác nhân gây ra nhiều bàn thua đau đớn của Chelsea mùa này. Việc cả Pedro lẫn Fabregas mất suất đội tuyển cũng không sao, vì nó đã phản ánh rất đúng tình hình thực tế…

Nhưng không có Alonso, là một kết cục quá bất công

Hôm 16-3, Marcos Alonso Mendoza lần đầu tiên được triệu tập vào đội hình ༺đội tuyển Tây Ban Nha, điều đó đã trở thành một cột mốc lịch sử đáng tự hào với chàng trai 27 tuổi quê ở Madrid. Anh đã trở thành đại diện thứ 3 của gia đình 3 thế hệ góp sức cho bóng đá nước nhà, sau ông nội Marcos Alonso Imaz (2 lần góp mặt cho tuyển Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 1955 – năm 1960) và cha Marcos Alonso Pena (22 lần góp mặt cho tuyển Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 1981 – năm 1985).

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Khi mùa giải 2017-2018 khép lại, anh không được triệu tập đội tuyển cho chiến dịch World Cup cực kỳ quan trọng, dù đã được bầu chọn vào Đội hình tiêu biểu 11 người của Premier League. Và càng đáng buồn hơn, vị trí của anh lại được thay thế bởi Nacho Monreal, một cầu thủ cũng đang chơi ở Premier League, thuộc biên chế của Arsenal được đánh giá là có pho🌳ng độ không thể thuyết phục bằng.

Có rất nhiều lý do giải thích việc HLV Lopetegui 🐲gọi Nacho thay vì Alonso. Có người cho rằng, đó là quyết định mang tính “chính trị”, có người cho rằng, đó là vì Alonso từng có án tích trong quá khứ, cũng có người nói, do ông thầy của đội bóng Tây Ban Nha không hề thích phong cách chơi bóng của… Chelsea (!?)

Đương nhiên, HLV Lopeteguꦆi có lý lẽ của riêng mình và ông là người chịu trách nhiệm cuối cùng nên đành chịu: “Monreal đã ജsát cánh bên cạnh chúng tôi rất nhiều lần rồi. Chúng tôi biết về cậu ấy rất rõ và chúng tôi được bảo đảm, chúng tôi tin rằng cậu ấy sẽ giúp ích cho chúng tôi rất nhiều”. Ý của vị HLV này là rất rõ ràng, ông không muốn mạo hiểm. Nhưng đôi khi, “mạo hiểm” cũng cần thiết, khi lối đá ban bật tích – tắc của Tây Ban Nha đã tỏ ra lỗi thời từ World Cup 2014 và cả ở Euro hồi năm 2016, họ cần những nhân tố gây đột biến như là Alonso.

Chơi xuất phát trong 33 trận đấu ở đấu trường Premier League mùa này, ghi đư🧔ợc 7 bàn, có đến 2 pha kiến tạo, kèm theo việc tạo ra hàng loạt cơ hội lớn nhỏ khác với các pha dứt điểm dũng mãnh như một tiền đạo (không ít tình huống dứt điểm trong số đó bằng những pha bắt vô lê bóng sống…), hay các tình huống căng ngang lợi hại, Alonso đã trở thành cầu thủ chạy cánh số 1 ở “xứ sở sương mù” trong 2 mùa giải sân đây. Ngoài ra, anh còn sở hữu những pha sút phạt hàng rào cực kỳ nguy hiểm. Ở mùa giải năm ngoái, anh cũng đã ghi được 6 bàn, đó là hiệu suất quá ấn tượng với một hậu vệ. Ở Alonso, người ta thấy tố chất của một cầu thủ công – thủ toàn diện, là một mắt xích quan trọng trong bất kỳ đội hình nào.

Không có Marcos Alonso trong đội hình Tây Ban Nha: Bất công quá lớn ảnh 2 Alonso (trái) ăn mừng sau khi ghi bàn ở Premꦯier League.
Có người nói, anh không đảm nhận được nhiều vị trí như của Monreal, người có thể chơi ở vị trí hậu vệ trái, chạy cánh trái và cả trung vệ. Tuy vậy, Alonso là một mẫu cầu thủ đa năng mà Antonio Conte rất yêu thích, anh chắc chắn cũng có khả năng đá được ở nhiều vị trí khác nhau như là hậu vệ cánh, chạy cánh, thậm chí chơi nhô cao như một mũi nhọn tiền đạo cánh trái để giải tỏa các bài toán tấn công, miễn là có HLV tin dùng anh và đặc biệt hơn cả, anh đang có phong độ cao hơn hẳn so với cầu thủ đã 32 tuổi vừa trải qua một mùa giải tệ hại với Arsenal chỉ xếp hạng 6 chung cuộc và trắng tay ở mùa này. Một người như vậy mà mất suất đội tuyển Tây Ban Nha, quả thật là... một bất công to lớn.

Tin cùng chuyên mục