Không thể “thích gì làm nấy”

Pháo sáng được đốt đỏ rực khán đài, khói mù mịt phủ kín sân, khiến trận đấu “chung kết” Cúp tứ hùng Hải Phòng 2022 (diễn ra hôm 10-6) giữa đội chủ nhà Hải Phòng và Hà Nội phải tạm dừng để cầu thủ có thể nhìn thấy bóng. 
Không thể “thích gì làm nấy”

Không riêng gì trận đấu đó, 2 trận còn lại của đội Hải Phòng tại giải cũng có pháo⭕ sáng đốt thoải mái trên khán đài. Ông chủ tịch CLB thậm chí còn tranh t♉hủ dùng điện thoại ghi hình, xem đấy là một thành công trong lần đầu tiên làm giải.

Đây là một giải đấu giao hữu nên nếu không được đưa vào điều lệ thì việc đốt pháo sáng trên khán đài nếu có vi phạm thì đấy là trách nhiệm của đơn vị tổ chức giải và chính quyền địa phương. Dù chứng kiến trực tiếp hành vi đốt pháo sáng thì Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cũng không thể đưa ra án phạt. Có chăng thì 🦩đến kỳ giải sau, chẳng có quan chức nào nhận lời mời đến dự khán. Rất may là không có điều đáng tiếc nào xảy ra.

Rồi cũng vì vậy mà những nhà tổ chức Cúp t🦋ứ hùng ở Hải Phòng cho rằng họ đã tổ chức thành công sự kiện. Khán giả đông, không khí cuồng nhiệt, hình ảnhꦉ thật… nóng bỏng. Chủ tịch CLB Hải Phòng vốn là một CĐV nổi tiếng với “đặc sản” đốt pháo sáng, thế nên chẳng có gì lạ khi ông “làm hình ảnh” cho đội nhà bằng chính sở trường của mình. Nghe đâu, nhờ tạo ra được những hình ảnh đầy “chất riêng” ấy mà ông chủ tịch CLB Hải Phòng ký được thêm vài chục tỷ đồng tiền tài trợ cho đội bóng.

Nhưng cái chuyện lấy pháo sáng để “làm hình ảnh” thì có khác nào lấy lý do nổi nóng, hoặc tính chất quyết liệt của một trận chung kết để biện giải cho hành vi đánh trọng tài? Đó đều là những hành vi bị cấm trong bóng đá đỉnh cao, những án phạt nặng nề đã được đưa ra để răn đe, nên cố tình vi phạm thì không thể chấp nhận được dù được lý giải như thế nào. Cái cách mà ông chủ tịch CLB Hải Phòng mời khách khứa đến, tổ chức đốt ph🅠áo sáng, thực sự là hành động coi thường pháp luật. Không ít kênh truyền thông cũng bị “việt vị” với 💟ông ta, vì màn pháo sáng quá đà.

Bất kỳ💝 nhà tổ chức nào cũng muốn khán đài đông, không khí cuồng nhiệt, sôi sục để kích thích cầu thủ thi đấu. Nhưng liệu ông chủ tịch CLB Hải Phòng có nghĩ đến việc khi đội ông ta đá V-League mà không có pháo sáng thì sẽ ra sao? Không lẽ lúc đó họ sẽ mất động lực, khán đài cũng mất “nhiệt”, hình ảnh cũng chẳng còn hoành tráng và nhà tài trợ cũng sẽ chán? Thứ tạo ra một đội bóng thành công đâu thể đến từ việc đốt pháo sáng?!

Nói đâu xa, ngay trận chung kết Cúp tứ hùng vừa qua, chỉ vì khói mù mịt mà trọng tài phải dừng trận đấu. Đang thi đấu hưng phấn ghi 2 bàn gỡ hòa 2-2, thì cầu thủ đội Hải Phòng bị “tuột cảm xúc” và sau đó không thể ghi thêm bàn, đành nhìn Hà Nội FC đoạt chức vô địch. Thế là vì pháo sáng mà đội Hải Phòng phải “lấy vàng đãi khách”.

Chung tay đóng g🃏óp cho bóng đá, bên cạnh sự nhiệt tình, cũng cần hiểu biết và ý thức bảo vệ cho hình ảnh chung chứ không thể cứ “thích gì làm nấy” như kiểu của ông chủ đội Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục