Nguyễn Văn Khánh Phong: Khổ luyện để tìm kiếm vinh quang

Dù tuổi đời còn khá trẻ, VĐV thể dục dụng cụ (TDDC) Nguyễn Văn Khánh Phong được giới chuyên môn đánh giáꦛ sẽ trở thành niềm hi vọng ở nội dung vòng treo, mà người đàn anh Đặng Nam từng nhiều lần chiến thắng tại các giải đấu.

Nguyễn Văn Khánh Phong (bìa phải) góp công vào HCV đồng đội của tuyển TDDC Việt Nam tại SEA Games 31
Nguyễn Văn Khánh Phong (bìa phải) góp công vào HCV đồng đội của tuyển TDDC Việt Nam tại SEA Games 31

Mới 20 tuổi nhưng xét về kinh nghiệm thi đấu và chuyên môn trong lĩnh vực TDDC thì Nguyễn Văn Khánh Phong chẳng kém cạnh ai. “Tôi bắt đầu TDDC từ năm 2008 sau khi được HLV Võ Đình Vinh của đội tuyển TPHCM tuyển chọn, đến thời điểm hiện tại đã có 14 năm gắn bó với bộ môn. Nhìn lại những năm tháng qua thì bản thân đã đối mặt không ít những khó khăn và thử thách để có được các thành tích như ngày hôm nay”, Khánh Phong kể.

Không như những bạn bè cùng trang lứa, cậu bé Khánh Phong ở độ tuổi lên 6, lên 7 đã phải rời xa vòng ta♍y gia đình để bắt đầu cuộc sống ăn tập chuyên nghiệp, hoàn thiện bản thân trước khi được thi đấu chính thức. Chưa kể, tuyển thủ của TPHCM ph🐭ải tập làm quen với hành trình khổ luyện “nơi xứ người” Hungary trong 4 năm, nuôi hy vọng mang những thành tích cao cho TDDC nước nhà tại các giải đấu lớn.

Chú Nguyễn Văn Huy, ba của Khánh Phong cho hay: “Dù biết con đường thể thao chuyên nghiệp con đã chọn sẽ có rất nhiều chông gai, nhưng những lúc hay tin Phong bị chấn thương cả gia đình tôi đều đứng ngồi không yên. Mười mấy năm theo nghề, con gặp bao nhiêu là chấn thương tay, cổ tay, lưng…đủ cả. Xót con lắm chứ, nhưng gia đình tôi cũng chỉ biết động viên con cố gắng bởi đó là nghề và đam mê con đã chọn. Thấy con thi đấu tốt, được mọi người yêu mến và dần có được thành công với đam mê của bản thân nên tôi cũng v🔯ui trong lòng. Gia đình luôn ủng hộ và sẽ là hậu phương vững chắc của con”.

Vượt thử thách đến vinh quang

Ở môn có yêu cầu khắt khe bậc nhấtꦺ cũng như được xếp trong nhóm bộ môn thể thao khó nhất ở mọi cấp độ như TDDC thì việc chấn thương luôn là nỗi ám ảnh không chỉ với Khánh Phong mà còn với những tuyển thủ khác. Nhất là ở vòng treo, nội dung mà ngoài yếu tố kỹ thuật còn đòi hỏi thể lực rất nhiều, toàn bộ sức mạnh tập trung vào đôi tay, sự khéo léo và chính xác khi thực hiện các động tác xoay người trên không trung cũng phải đặt lên hàng đầu. Nhưng dường như càng thử thách đối với nam VĐV sinh🤪 năm 2002 này lại càng là điều kiện để anh bộc lộ hết khả năng của mình.

Nguyễn Văn Khánh Phong: Khổ luyện để tìm kiếm vinh quang ảnh 1 Khánh Phong đã có 14 năm khổ luyện cùng 𝓰TDDC. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Vào năm 2018, Khánh Phong thi đấu ở Giải trẻ châu Á ở tuổi 16 và xuất sắc trở thành một trong 7 VĐV châu Á giành vé dự Olympic trẻ 2018 tại Argentina. Năm đó, anh chính là VĐV duy nhất đại diện cho Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á dự tranh đại hội lớn này. Ngoài ra, nam tuyển thủ còn đạt nhiều huy chương các loại tại những giải vô địch trẻ, World Cup trẻ qua các năm. Tại Cúp thế giới tổ chức tại Azerbaijan cuối tháng 3-2022, Phong có cơ hội tham gia giải quốc tế sau hơn một năm chỉ tập luyện trong nước do dịch bệnh, xuất sắc đứng thứ 4 vòng loại và lọt vào chung kết ở nội dung vòng treo sở trường.

Tại kỳ SEA Games 31 vừa qua, nam VĐV cùng các đàn anh Đinh Phương Thành, Lê Thanh Tùng và những đồng đội khác đã làm nên chiến tích HCV đồng đội. Riêng cá nhân Phong cũng đạt được tấm HCB nội dung vòng treo෴ trong lần đầu tham dự SEA Games.

Theo đánh giá của HLV Trương Minh Sang (đội tuyển TDDC quốc gia), Khánh Phong có bản lĩnh và tâm lý thi đấu rất tốt tại các giải lớn. Ở nam VĐV có sức trẻ, sự tự tin, chịu khó và chăm chỉ tập luyện. Nguyễn Văn Khánh Phong chính là lớp kế thừaꦛ tài năng của bộ môn TDDC🌺 Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.

Tin cùng chuyên mục