Nhật Bản có thể thiệt hại hơn 60 tỷ Euro vì hoãn Olympic

Sau khi Nhật Bản tuyên bố hoãn Olympic Tokyo 2020, chấp nhận dời đến năm sau tổ chức, giới tài chính thế giới đã ước tính thiệt hại cho ꦉnền kinh tế nước này có thể lên đến hơn 60 tỷ euro, gấp đôi con số 35 tỷ euro mà Nhật Bản dự 🥃tính đã chi ra để xây mới, nâng cấp các công trình tổ chức 33 môn thi đấu vào mùa hè này.

Nhật Bản gặp khá nhiều khó khăn khi Olympic Tokyo 2020 phải hoãn lại.
Nhật Bản gặp khá nhiều khó khăn khi Olympic Tokyo 2020 phải hoãn lại.

Theo tờ El Pais, chi phí mà Chính phủ Nhật Bản chi ra để xây mới nhiều công trìng, đồng thời duy tu, sửa chữa hệ thống hạ tầng cũng như các địa điểm thi đấu khác đã tốn đến 35 tỷ euro, dù Olympic Tokyo 2020 chỉ có 33 môn thi đấu. Thiệt hại mà nư🔥ớc Nhật phải gánh chịu có thể sẽ lên tới hơn 60 tỷ euro, tức là gấp đôi so với chi phí bỏ ra cho 17 ngày tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới.

“Trước các điều kiện hiện tại và vì lợiꦆ ích của tất cả các vận động viên, chúng tôi đã đưa ra đề nghị hoãn một năm, để họ có thể được giữ an toàn”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đãphải lên tiếng hôm24-3.Điều này cũng nằm trong dự liệu của giới chức thể thao thế giới, nhất là sau khi liên tiếp có các quốc gia khẳng định sẽ không cử đoàn VĐV tham dự Olympic Tokyo 2020 nếu Nhật Bản và IOC vẫn kiên🐽 quyết tổ chức khi dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng khắp thế giới.

Vậy IOC có bù đắp nổi thiệt hại cho Nhật Bản? Chắc chắn là k෴hông rồi, vì đây được tính là thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra. Theo tờ El Mundo, Nhật Bản thậm chí có thể sụt giảm GDP tới 1,5 % (khoảng 5,5 tỷ euro), ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, như Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định, hoãn tổ chức Olympic Tokyo 2020 là giải pháp bất khả kháng, cho nên Nhật Bản chấp nhận điều này.

Hiện tại, giới phân tích thế giới cho rằng IOC cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi Olympic Tokyo 2020 phải đình hoãn đến năm 2021. Dư luận cho rằng IOC đã quá🍌 thờ ơ trước tình trạng dịch bệnh ngày một tăng nhanh trên toàn cầu, không đánh giá chính xác tình hình và chỉ chịu “xuống nước” để hoãn Olympic 2020 khi các cường quốc thể thao như Mỹ, Australia, Canada tuyên bố không tham dự.

IOC trên thực tế gần như không dám đưa ra quyết định, dù theo đánh giá, tổ chức này đủ thẩm quyền để yêu cầu Nhật Bản dừng sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Một mặt, IOC rất sợ phải đàm phán với các Liên đoàn thể thao quốc tế như quần vợt, điền kinh, bơi lội, bóng đá, thể dục… để điều chỉnh lịch thi đấu thường niên khi Olympic phải dời lại. Chưa kể, IOC cũng sợ “bốc hơi” khoản lợi nhuận 2,7 tỷ euro tiền bản quyền truyền hình mà các đối tác thương mại đã ký với họ cho Olympic.

Tin cùng chuyên mục