Trải qua gần 3 thập k🌞ỷ, danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam (do Báo SGGP đề xuất và tổ chức thường niên từ năm 1995 đến nay) luôn là giải thưởng bóng đá danh giá bậc nhất, khi mang đến sự ghi nhận xứng đáng cho những gương mặt xuất sắc của bóng đá Việt Nam.
Đáng nói ở chỗ, bóng đá Việt Nam có lúc thăng, lúc trầm. Như giai đoạn đỉnh cao của HLV Henrique C🐭alisto (2008), thời kỳ tụt dốc (2009-2017)♐, sau đó lại bứt phá cùng HLV Park Hang-seo (2018-2022), rồi trở lại chu kỳ đi ngang, thậm chí đi xuống. Tuy nhiên, dù hưng hay thịnh, cuộc đua Quả bóng vàng Việt Nam luôn hấp dẫn.
Sự xuất hiện của những gương mặt sáng giá cạnh tranh ở nhiều hạng mục cho thấy ở bất cứ giai đoạn nào, bóng đá Việt Nam cũng có nhân tài. Nếu thành công hay thất bại còn do thời thế, thì việc sở hữu cầu thủ giỏi là nền móng vững vàng để bóng đá Việt Nam dù có lúc sa sút, cũng sẽ có lúc “ngược dòng” để 🧸bứt lên.
Trong hàng vạn đứa trẻ nuôi giấ🌠c mộng “quần đùi áo số”, chỉ vài trăm người trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, và cũng rất ít trong số đó trở thành ngôi sao, đoạt những danh hiệu cao quý. Ở giải quần vợt Pháp mở rộng (Roland Garros), từng có một câu nói trở thành biểu tượng: “Victory belongs to the most tenacious” (Chiến thắng thuộc về kẻ ngoan cường nhất). Đó cũng là phẩm chất quan trọng nhất của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.
Rất nhiều người có tố chất và thời thế để thành công, nhưng chỉ có người lì lợm và cứng cỏi nh🅷ất mới vượt lên tất cả. Dẫu bóng đá là môn thể thao tập thể, nhưng vai trò của từ𒁏ng cá nhân cần được ghi nhận xứng đáng. Quả bóng vàng Việt Nam chính là sự ghi nhận xứng đáng như vậy.
Giải thưởng này không chỉ vinh danh cá nhân, mà còn kể những câu chuyệ🔯n đầy cảm hứng. Với Văn Quyết (Quả bóng vàng Việt Nam 2020 và 2022), là nỗ lực vượt qua sức ép dư luận, hoài nghi của giới chuyên môn để tịnh tiến tới thành công trong giai đoạn hoàng hôn sự nghiệp, để mang tới thông điệp rằng, nếu không ngừng cố gắng, thành quả sẽ đến, vấn đề chỉ là sớm hay muộn.
Với Hoàng Đức (Quả bóng vàng Việt Nam 2021 và 2023), là hành trình vươn lên từ những giọt nước mắt cay đắng ở U17 World Cup 2017 khi bỏ lỡ cơ hội vàng để sút tung lưới U17 New Zealand, từng bước chiếm chỗ đứng ở đội bóng có cả “mỏ ngọc quý” như Thể Công Viettel, vượt qua những lần bị chối từ, rồi trở thành thủ lĩnh và chạm tới vinh꧒ quang.
Lùi lại về năm 2019, 𓆉Quả bóng vàng Việt Nam cũng được trao cho Hùng Dũng - gương mặt từng được ông Toshiya Miura cho vào sân rồi… rút ra nghỉ trong trận gặp U23 Nhật Bản ở vòng loại U23 châu Á 2016. Hùng Dũng từng “vô duyên” với nhiều cấp độ trẻ.
Đến giữa năm 2018, tên tuổi của anh vẫn chỉ gói gọn ở CLB Hà Nội. Cho đến khi Dũng “chíp” được ông﷽ Park Hang-seo 🙈để ý, gọi lên đội Olympic Việt Nam, để rồi bóng đá nước nhà đã không bỏ lỡ một trong những cầu thủ chuyên nghiệp, bền bỉ và mẫn cán nhất.
Hay ở môn bóng đá nữ, Huỳnh Như thống trị với 5 lần đoạt danh hiệu. Nhưng ít ai biết rằng, cô gái quê Trà Vinh từng đạp xe đi đi về về mấy chục cây số 🅷giữa trời nắng gắt để theo đuổi giấc mơ🙈 bóng đá “hoang đường” thời ấu thơ.
Cô gái khiêm tốn cả về thể hình lẫn tính cách ấy đã nỗ lực vươn lên trong suốt sự nghiệp, chinh phục mọi vinh quang cấp độ đội tuyển, đeo băng thủ quân và hát Quốc ca đầy kiêu hãnh ở đấu trường World Cup. Đến khi đạt tột đỉnh vinh quang, Huỳnh Như chưa bao giờ tự nói về mình. Chưa bao giờ kể về cái tô𒊎i, mà chỉ nói về “chúng ta”.
Đó là niềm cảm hứng v💯ề sự khiêm nhường, với đôi chân luôn giữ chặt trên mặt đất, dù đã đứng trên đỉnh vinh quang nhưng vẫn giữ khát vọng như thuở còn theo ba mẹ ra chợ chơi bóng với tụi con trai mà Huỳnh Như luôn nhắc lại đầy tự hào.
Và còn rất nhiều câu chuyện nữa mà Quả bóng vàng Việt Nam năm nay sẽ kể tới người hâm mộ. Hy vọng cuộc đua gay cấn đến phú♋t cuối và chiến thắngꦇ sẽ thuộc về người xứng đáng, kiên cường nhất.