Thể thao thế giới đang ngưng trệ, nhưng nhiều VĐV thì không. Mỗi người đều có cách riêng của mình để tiếp tục tồn tại, nếu không tự tập luyện tại gia thì cũng tham gia tuyên truyền, khích lệ cộng đồng chung tay chống dịch Covid-19. Nhiều người trong số họ còn làm được điều ý nghĩa và đầy nhân văn hơn nữa.
🀅Đấy là câu chuyện của Kim Daybell, tay vợt bóng bàn khuyết tật ở Anh, người đã tạm rời xa các buổi tập để dồn hết tâm sức của mình phục vụ bệnh viện Whittington, cơ sở tuyến đầu chống dịch ở phía bắc London. “Tôi muốn thử và giúp đỡ cộng đồng hết sức có thể. Một trong những điều mà mọi người dường như đang vật lộn là cảm giác bất lực khi không thể làm gì. Tôi may mắn đã được trang bị kỹ năng chống lại điều đó và dây là lúc tôi phải chứng minh”, Kim Daybell cho biết.
🍸Điều đáng nói là Daybell mắc “Hội chứng Poland” (dị tật bẩm sinh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự kém phát triển hay thiếu hẳn một bên cơ ngực của cơ thể, thường có tật dính ngón tay 1 bên), nhưng ý chí vươn lên giúp anh hoàn thành chương trình đào tạo y khoa hồi năm 2018. Tay vợt bóng bàn khuyết tật 27 tuổi này vừa tập luyện thể thao nhưng vẫn làm việc bán thời gian như một bác sĩ, nên giờ đây anh mới có dịp thể hiện khả năng của mình.
🍃“Tôi đã tự hỏi mình phải làm được điều gì đó có ích cho xã hội vào lúc này. Tôi đã chọn làm công việc của một tài xế xe cứu thương và hài lòng với điều đó. Những gì tôi chứng kiến là những người đủ mọi lứa tuổi phải mang mặt nạ thở oxy, các bác sĩ và y tá phải trực từ 20 hoặc 22 giờ mỗi ngày. Cả ngày, dường hư họ không ngủ phút nào. Tôi vốn là con trai của một bác sĩ phẫu thuật. Trước đây, cha từng thuyết phục tôi nối nghiệp, nhưng tôi đã chọn thể thao. Có thể nhiều thứ đang ngưng trệ, nhưng với tôi thì không. Tôi chạy xe và vẫn dành 1-2 tiếng mỗi ngày để tập luyện thể lực, chờ ngày trở lại với thể thao”, Maxime Mbanda cho biết.
🗹Vicky cho biết: “Lúc này, có nhiều thứ cần được ưu tiên hơn thể thao và tôi đang cố gắng góp một chút công sức cho cả một tập thể lớn chống lại dịch bệnh. Tôi là một y tá và tôi nhận ra điều quan trọng nhất là tập trung cứu người. Đừng ngần ngại, hãy lao vào công việc vì cộng đồng đang rất cần bạn”.