Đêm mưa buồn cách đây vài ngày, “Song Đạt” khét tiếng một thời: Đạt bo và Đạt đen, hai siêu phủi sân 5 nhưng cũng chơi bóng rất lả lướt và đầu óc trên sân 7 có ngồi tâm sự. Cả 2 đều luyến tiếc bản thân đã lớn tuổi, không còn điều kiện để chơi SPL - S4 năm nay. Tuy vậy, cả Đạt bo lẫn Đạt đen đều đau đáu về thứ “nghịch lý”: Sự lớn mạnh của Giải bóng đá 7 người vô địch toàn quốc - Khu vực miền Nam, lại song hành cùng sự suy thoái của bóng đá sân 5 kiểu futsal.
𓃲Sài Gòn vốn là cái nôi của sân chơi 5 người - từ phong trào đến chuyên nghiệp, từ mặt cỏ nhân tạo đến sàn gỗ trong nhà. Mà phong trào cũng chia ra làm 5-7 loại phong trào: Phong trào cho sinh viên - học sinh, phong trào cho hội fan, phong trào cho các anh em công viên chức, công sở muốn xua tan bụng bia đổ mồ hôi để lại đồi đắp thể lực cho các cuộc tiếp khách sắp tới, phong trào - giải đấu tầm cao cho những siêu phủi không có điều kiện chơi chuyên nghiệp - đỉnh cao.
ꦇBóng đá sân 5 hình thành từ những ngày cát bụi nơi vỉa hè, mặt sân lởm chởm gạch đá ở trong công viên, vừa đá vừa lo bị đuổi trước cả Lãnh sự quán Mỹ, đã trở thành nhịp đập hàng ngày để rồi ngày một sang trọng hơn: Mặt sàn gỗ trong các Nhà thi đấu, mặt cỏ nhân tạo khởi nguồn từ “cuộc cách mạng” sân Bi sắt (đường Cao Thắng nối dài) đến sự phát triển chóng mặt của rất, rất nhiều sân cỏ nhân tạo hiện nay, từ Quận 1 đến Quận 3, từ Quận 5 đến Phú Nhuận, từ Bình Chánh đến Thủ Đức. Hàng loạt giải sân 5 xuất hiện thu hút nhiều đội bóng, sản sinh tài năng…
𝄹Giải futsal 2030 khét tiếng một thời, sân chơi khổng lồ cho các công ty - doanh nghiệp khắp TPHCM, số lượng đăng ký tham gia thi đấu cả trăm đội bóng, hệ thống giải Doanh nhân Online mà nhiều đội bóng muốn vô địch phải gọi toàn cầu phủi lên sân - chứ chẳng có liên quan gì đến “doanh nhân” cả, FI Futsal Championship (một giải đấu chất lượng giàu và truyền thống hiếm hoi vẫn còn duy trì cho đến ngày hôm nay). Những ngôi sao khét tiếng của phủi Sài Gòn và miền Nam như Capdevila, Tuấn Vinh… đều thành danh từ sân chơi 5 người, không phải sân 7.
🌳Nhưng sau những ngày tháng huy hoàng, bóng đá sân 5 Sài Gòn còn lại gì? Nhiều đội bóng sân 5 khét tiếng một thời đã giải tán, chỉ còn lại dĩ vãng trong “cát bụi thời gian” - nhiều giải đấu lụi tàn, có giải lần 1 nhưng không bao giờ có lần 2, lần 3. Hệ thống giải đấu phong trào sân 5 của Sài Gòn hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay, các giải đấu thiếu sự “chính danh”, tổ chức cẩu thả, cả những rắc rối trên sân bóng được mang ra… ngoài đường giải quyết, trọng tài bị hành hung…
🐎Với những gì đã xảy ra, thật dễ hiểu khi thấy Sài Gòn Premier League lại có thể phát triển đến mùa giải thứ 4 (là mùa giải thứ 5 nếu không bị gián đoạn do Covid-19) và ngày càng rộn rã - rất rực rỡ. Chiều 25-6 ở trên SVĐ Gia Định, đó là một ngày hội bóng đá thật sự với sự xuất hiện của đông đảo phóng viên báo đài, rất nhiều Đài - Kênh truyền hình cả truyền thống lẫn đa phương tiện, đó là đám đông khán giả - CĐV trên khán đài có cả kèn, rồi trống, băng rôn và khói màu, đó là một sân đấu tuyệt đẹp giữa lòng Sài Gòn với bầu không khí thông thoáng rộng rãi, đó là 12 đội bóng cực mạnh mang đến món ăn tinh thần tuyệt vời nhất trên mặt sân 7 người.
ꦓRồi sẽ đến lúc, bóng đá 7 người, với sức sống từ SPL, trở thành “máu - thịt - xương”, trở thành một phần không thể thiếu của giới mộ điệu bóng đá phủi Sài Gòn. Nhưng còn “đứa con ruột”: Bóng đá sân 5 thì sao? Câu hỏi này, không dễ trả lời.