> 𝓰Chương trình tuyển chọn nguồn nhân lực cho thể thao cần thực hiện sớm
Quan trọng là mục tiêu
ജNgành thể thao đã làm việc với đại diện các bộ môn, các nhà quản lý thế thao của các đơn vị thuộc Cục TDTT ở thời điểm hiện tại từ đó sơ bộ làm việc để hình thành tổ soạn thảo xây dựng Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị các kỳ ASIAD và Olympic tới năm 2030, định hướng tới năm 2045. Ở cuộc làm việc mới nhất ngày 9-4 tại Hà Nội, đại diện của các đơn vị và quản lý môn thể thao (Cục TDTT) làm việc cặn kẽ từ đó có những nội dung cơ bản hướng tới xây dựng dự thảo Đề án này.
🧸Mục tiêu trên hết vẫn là làm thế nào để thể thao thành tích cao Việt Nam vươn tầm ra bên ngoài Đông Nam Á, khẳng định được dấu ấn chuyên môn ở đấu trường châu Á (ASIAD) và thế giới (Olympic). Bài toán đặt ra chính là chỉ tiêu về thành tích. Bởi lẽ, với thời điểm Olympic Tokyo (Nhật Bản) 2020, chúng ta đặt mục tiêu giành được huy chương nhưng không thành công. Bây giờ, ở thời điểm của Olympic Paris (Pháp) 2024, dựa trên con người và nguồn lực đang có, chúng ta chỉ có mục tiêu khiêm tốn là phấn đấu đạt đúng chỉ tiêu về số suất chính thức dự Olympic mà không cụ thể về chỉ tiêu giành huy chương.
😼Đại diện các Phòng thể thao thành tích cao 1, 2 (Cục TDTT) đã đưa quan điểm thẳng thắn trong cuộc làm việc trên rằng kết quả thi đấu tại SEA Games 31, SEA Games 32 và ASIAD 19 phản ánh thực chất nhất khả năng chuyên môn của thể thao thành tích cao Việt Nam. Trong đó, chúng ta chưa thể có những dấu ấn ở môn Olympic quan trọng hay nội dung Olympic quan trọng. Dựa trên các kết quả huy chương tại ASIAD 19, thể thao Việt Nam vẫn thua trước nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines...
✃Do đó, xây dựng các nội dung cho Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị các kỳ ASIAD và Olympic tới năm 2030, định hướng tới năm 2045 phải thật chi tiết và cụ thể. Quan trọng nhất, nếu Đề án đưa vào thực hiện thì tính khả thi và hiệu quả luôn cần được đánh giá sau mỗi chu kỳ để từng giai đoạn có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
Các Trung tâm HLTTQG nên quy hoạch cụ thể
𒀰Mấu chốt của thể thao thành tích cao hướng tới đấu trường ASIAD hay Olympic vẫn phải nằm ở nguồn lực HLV, VĐV. Ở buổi làm việc với tổ soạn thảo Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị các kỳ ASIAD và Olympic tới năm 2030, định hướng tới năm 2045, Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt nhấn mạnh “việc tuyển chọn VĐV bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau nhưng phải thống nhất một hệ thống. Việc tuyển chọn VĐV cần thời gian nhất định. Ngành TDTT đang tìm cách thay đổi, tháo gỡ các rào cản, điểm hạn chế đang gặp phải từ đó thực hiện công tác tuyển chọn VĐV ban đầu từ các tuyến, từ địa phương tại 63 tỉnh, ngành...”.
ꦡThể thao Việt Nam thực hiện việc tập trung huấn luyện đối với các đội tuyển thể thao quốc gia, tuyển trẻ quốc gia theo đặc thù là tập luyện dài hạn theo thời gian cả năm. Chúng ta đang có 4 Trung tâm HLTTQG Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ là những điểm tập trung, huấn luyện các VĐV quốc gia trong cả nước. Dẫu vậy, điều nhà quản lý đang tính toán xây dựng là từng Trung tâm HLTTQG đạt hiệu quả hơn bằng việc hướng tới quy hoạch từng môn cụ thể theo nhóm tập huấn chuyên biệt tại từng Trung tâm. Thay vì như hiện tại, ở cả 4 Trung tâm HLTTQG đều dàn trải, tập trung tập huấn tất cả các môn mà không trọng điểm chuyên biệt từng riêng môn nào, đội tuyển quốc gia nào. Ngoài 4 Trung tâm HLTTQG, thể thao Việt Nam còn sở hữu Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình nhưng lúc này, cơ sở vật chất của nơi đây lại hãn hữu sử dụng để phục vụ các đội tuyển thể thao quốc gia tập huấn bởi nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ.
🅠Theo Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt, dự thảo Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị các kỳ ASIAD và Olympic tới năm 2030, định hướng tới năm 2045 cần hoàn thiện sớm từ đó trình cấp quản lý và khi được ban hành sẽ mang lại tín hiệu tích cực cho thể thao thành tích cao.