LTS: Khép lại Asiad 19, thể thao Việt Nam đứng vị trí ngoài tốp 20 và đứng hạng 6 nếu tính thành tích trong khu vực Đông Nam Á. Đây là những thứ hạng thấp nhất tính từ Asiad Bangkok 1998. Điều này cũng cho thấy thể thao Việt Nam cần có một cuộc cải tổ toàn diện, đặc biệt ở khía cạnh chiến lược, tầm nhìn nếu muốn vươn đến tầm châu Á và thế giới.
Cú lao dốc bất ngờ
▨Tỷ lệ tham gia các trận “chung kết” của TTVN tại Asiad 19 được cho là kém nhất tính từ Asiad Bangkok 1998 (1 HCV, 5 HCB). Tại Asiad Busan 2002, TTVN giành đến 4 HCV và 7 HCB. Có một điểm cần chú ý, thời điểm đó Việt Nam chưa lọt vào tốp 3 đoàn dẫn đầu ở SEA Games lần nào. Sau Busan 2002, TTVN bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình với ngôi số 1 tại SEA Games 2003, tiếp tục duy trì vị thế trong tốp 3 Đông Nam Á suốt từ đó đến nay. Kéo theo đó, số lượng huy chương giành được tại Asiad cũng tăng đều theo thời gian, từ 18 huy chương các loại ở Busan 2002 đến đỉnh cao là 39 huy chương tại Asiad 2018. Cũng tính từ Asiad tại Indonesia đến nay, TTVN cũng có 3 kỳ liên tiếp vượt qua Thái Lan trên bảng tổng sắp SEA Games.
🌱Điền kinh Việt Nam “trắng tay” tại đấu trường Asiad 19 |
🍨Vì vậy, chưa cần so sánh tương quan với các đoàn khác trong khu vực Đông Nam Á, thì việc chỉ có 27 huy chương, vào “chung kết” ở 8 nội dung, là một cú lao dốc bất ngờ của TTVN. Nếu việc đoạt 3 HCV vẫn nằm trong khung chỉ tiêu đặt ra, thì số lượng HCV cũng như số HCB đã phản ánh bước thụt lùi đến hơn 20 năm của TTVN. Xét đơn thuần về con số, với 3 HCV thì đoàn TTVN hoàn thành được mục tiêu đặt ra (từ 2-5 HCV). Dù đánh giá đây là một kỳ Asiad không thành công, nhưng cũng cần có một cái nhìn mang tính khách quan.
🌼Trung Quốc là quốc gia chủ nhà và họ đoạt 42% tổng số HCV được trao, nghĩa là 26 quốc gia khác chia nhau 58% số HCV còn lại. Điều này dẫn đến các đoàn mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên sẽ tập trung sâu hơn cho các môn sở trường khiến cho số HCV còn lại để cho các đoàn “nhóm 2” như Việt Nam chẳng còn bao nhiêu. Thống kê cho biết, 5 đoàn đứng đầu Asiad 19 đã giành gần 350 HCV trong tổng số 482 HCV được trao.
🦩Ở một cuộc cạnh tranh có “tỷ lệ chọi” cao như vậy, thì cơ hội giành chiến thắng của TTVN ít đi rõ rệt, phản ánh qua số lượng trận “chung kết” mà chúng ta tham gia. Ngoại trừ môn bắn súng thi đấu bằng điểm số, thì 2 HCV còn lại của Việt Nam đều đến từ các nội dung chỉ phải cạnh tranh với các đoàn không phải là mạnh nhất. Nội dung cầu mây nữ 4 người (không có Thái Lan tham gia), chỉ phải đấu với Indonesia vốn không mạnh lắm. HCV quyền karate đồng đội nữ thì cũng chỉ cạnh tranh với Malaysia và Campuchia, những đối thủ quá quen thuộc ở SEA Games.
Còn khoảng cách… khá xa
ಌ Vấn đề là “khó người, khó ta”, nhưng các đoàn thể thao Đông Nam Á lại thi đấu tốt hơn rất nhiều so với chính họ. Không chỉ có số HCV nhiều hơn, mà dấu ấn của các đoàn này cũng khá đậm nét. Indonesia có xạ thủ Muhammad Putra đoạt 2 HCV cá nhân bắn súng. Singapore có VĐV Shanti Pereira đoạt HCV 200m và HCB 100m nữ ở đường đua tốc độ điền kinh. Philippines tự hào về John Obiena với tấm HCV nội dung nhảy sào nam.
ꦉ3 HCV của đoàn TTVN ở các môn bắn súng (Phạm Quang Huy ở nội dung 10m súng ngắn hơi), cầu mây (4 người nữ), karate (nội dung kata quyền đồng đội nữ). 5 HCB của đoàn TTVN gồm HCB nội dung đối kháng hạng cân 61kg nữ trong môn karate của Nguyễn Thị Ngoan, 1 HCB bắn súng nội dung 10m bia di động nam của Ngô Hữu Vương. Ngoài ra, Nguyễn Văn Khánh Phong giành HCB nội dung vòng treo ở môn thể dục dụng cụ, đội tuyển cầu mây nữ giành HCB nội dung Regu 4 người. HCB còn lại ở nội dung đồng đội nam nữ trong môn cờ tướng.
𓄧Thái Lan sở hữu nhà vô địch Olympic là Wongpattanakit Panipak - người đã đánh bại Guo Qing (Trung Quốc) đầy cảm xúc để giành HCV taekwondo hạng cân 49kg nữ. Đặc biệt có đô cử Erwin của Indonesia (giành HCV và phá kỷ lục thế giới ở hạng cân 71kg nam).
🤪Những tấm HCV khác của các đoàn Đông Nam Á đều phản ánh được các ưu thế của họ ở khu vực như karate, wushu, đua thuyền, xe đạp địa hình, taekwondo, cầu mây… Đoàn Singapore chỉ đoạt 1 HCB ở môn bơi, nhưng họ có đến 9 lần về thứ 4 ở các nội dung khác nhau với thông số khá gần với châu lục.
🅷Có thể nói không chỉ là thua về con số, thành tích thi đấu của TTVN tại Asiad còn ở khoảng cách khá xa so với châu lục. Điền kinh “trắng tay” chính là tấm gương phản ánh chính xác nhất trình độ, đẳng cấp của TTVN hiện tại. Dù có HCV môn karate nhưng võ thuật, từng được xem là thế mạnh, cũng đã trải qua một kỳ Asiad hụt hẫng, đặc biệt là ở các nội dung đối kháng.
ĐĂNG LINH
Ông ĐẶNG HÀ VIỆT, Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam tại Asiad 19: Chưa đạt thành tích như mong đợi
ꦦTrước khi lên đường tham dự Asiad 19, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ VH-TT-DL đã giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên phải trở thành một đại sứ văn hóa. Thực tế là Đoàn TTVN đã thể hiện tốt vai trò là đại sứ văn hóa trong lối sống, sinh hoạt, giao lưu và cao thượng trong thi đấu. Về chuyên môn, đoàn TTVN đã giành được 3 HCV, 5 HCB, 19 HCĐ, tức là đã hoàn thành chỉ tiêu đặt ra từ 2-5 HCV. Điều chúng tôi hài lòng là các VĐV đã nỗ lực thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo Việt Nam, trong đó có những môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như: đội tuyển bắn súng, cầu mây, karate. Nhiều môn thể thao tuy không đạt được HCV như thể dục dụng cụ, bắn cung, bóng chuyền… nhưng đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc. Asiad 19 đã kết thúc, để lại trong chúng ta nhiều tiếc nuối.
🌌Một ví dụ điển hình cho sự tiếc nuối này là tay đua Nguyễn Thị Thật, ngay trước thềm đại hội, VĐV bị chấn thương và mới chỉ tập luyện trở lại được 1 tháng, nhưng đã thi đấu quyết tâm để mong tranh đoạt HCV cho Việt Nam. Tình thế đoàn đua lúc về đích chia thành 2 tốp, Thật bị kẹt trong tốp sau nên VĐV này đã quyết định mạo hiểm rút sớm từ khoảng cách 300m (thông thường sẽ dưới 200m) để cạnh tranh HCV và chỉ thua VĐV HCV đúng 1 thân xe. Ở môn quyền Anh, chúng ta đặt rất nhiều kỳ vọng vào Nguyễn Thị Tâm, Hà Thị Linh; môn karate kỳ vọng ở VĐV Hoàng Thị Mỹ Tâm, Đỗ Thanh Nhân, Nguyễn Thị Ngoan... nhưng tiếc là Tâm đã bị chấn thương từ SEA Games 32, còn các VĐV khác phần vì gặp VĐV chủ nhà mạnh hơn, phần vì nhân tố bất ngờ từ các đội bạn và đặc biệt tâm lý căng thẳng nên đã thi đấu không phát huy được năng lực bản thân. Nhìn toàn cảnh các môn thể thao đoạt HCV của các nước Đông Nam Á, chúng ta thấy rõ rằng hầu hết huy chương của họ đến từ các môn được xã hội hóa và các môn thể thao truyền thống có hệ thống thi đấu từ cấp tiểu học: Thái Lan giành 12 HCV (2 của golf, 1 của eSport, 3 của môn thuyền buồm, 4 của cầu mây); Malaysia đoạt 6 HCV (1 của cưỡi ngựa, 1 của thuyền buồm, 3 của squash), Singapore có 3 HCV (2 của thuyền buồm)...
🌄Mặc dù đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng TTVN trên thực tế chưa đạt thành tích như mong đợi. Vì vậy, thay mặt lãnh đạo đoàn TTVN, tôi gửi lời xin lỗi đến người hâm mộ cả nước và mong rằng trong thời gian tới TTVN tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, người hâm mộ, để chúng tôi tiếp tục cố gắng phấn đấu nâng cao thành tích.
P.MINH ghi