Trăn trở chuyện xuất ngoại của cầu thủ Việt

ꦗSau khi tiền đạo Nguyễn Công Phượng từ Nhật Bản trở về để khoác áo đội Bình Phước thi đấu tại giải hạng nhất, làng bóng đá Việt Nam vắng bóng cầu thủ thi đấu ở nước ngoài.

Rafaelson (CLB Nam Định) đã nhập quốc tịch Việt Nam có tên là Nguyễn Xuân Son
Rafaelson (CLB Nam Định) đã nhập quốc tịch Việt Nam có tên là Nguyễn Xuân Son

🤡Đây chắc chắn là một cột mốc không vui, bởi từ khi Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản hồi năm 2016 đến nay, đã 8 năm liên tục, chúng ta có cầu thủ xuất ngoại mang theo rất nhiều hy vọng về sự vươn lên của làng bóng đá Việt Nam.

🐭Ngoài trường hợp Huỳnh Như (bóng đá nữ), cầu thủ Việt Nam vẫn chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để xuất ngoại thành công. Đó có thể là khả năng hòa nhập (ngôn ngữ, văn hóa), việc chọn điểm đến quá tầm (các CLB ở Bỉ, Hà Lan, Pháp), gặp bất lợi về thể chất… Tuy nhiên, cũng có thể từ một lý do đơn giản: chưa đánh giá đúng khả năng nên dẫn đến quyết định không chuẩn xác.

ꦜLấy câu chuyện về tiền đạo gốc Brazil, Rafaelson vừa được nhập tịch Việt Nam với cái tên Nguyễn Xuân Son để so sánh. Cầu thủ này xuất thân từ một nền bóng đá mạnh, có truyền thống xuất khẩu cầu thủ. Mới 19 tuổi anh đã chơi bóng ở Serie A - giải đấu hàng đầu Brazil. Năm 21 tuổi, cầu thủ này sang Nhật Bản, 23 tuổi sang Đan Mạch thi đấu cho một đội bóng hạng nhì và một năm sau thì sang Việt Nam thi đấu lần lượt dưới các màu áo Nam Định, Đà Nẵng, Bình Định.

♑Mùa trước, Rafaelson lập kỷ lục với 31 bàn thắng tại V-League. Nghĩa là anh sở hữu đến 55% tổng số bàn của đội Nam Định, qua đó giúp đội nhà làm nên lịch sử lần đầu tiên vô địch V-League. Số bàn của Rafaelson trong mùa giải năm ngoái gần bằng tổng số bàn mà tiền đạo Nguyễn Công Phượng ghi được suốt thời gian chơi ở V-League (6 mùa).

𝓀Trong 5 năm chơi bóng tại Việt Nam, Rafaelson đã ghi được 52 bàn. Với năng lực của mình, tiền đạo này hoàn toàn có thể chuyển sang thi đấu ở những nền bóng đá mạnh hơn, nhưng như đã biết, Rafaelson quyết định lập nghiệp tại Việt Nam và nhập tịch ở tuổi 27.

🌌Trước Rafaelson, có Đỗ Merlo, Hoàng Vũ Samson đều là các chân sút hàng đầu lịch sử V-League nhưng họ không rời V-League để “xuất ngoại”. Nếu so sánh chất lượng của cầu thủ Việt Nam với những ngoại binh nhập tịch này sẽ thấy có sự chênh lệch trình độ. Quyết định xuất ngoại sang châu Âu hay Nhật Bản của cầu thủ Việt Nam dù rất đáng khen về tinh thần, khát vọng hoàn thiện bản thân nhưng mức độ thành công quá thấp khi nhìn nhận ở khía cạnh chuyên môn.

🧜Nói như vậy không có nghĩa là con đường xuất ngoại đã kết thúc với các cầu thủ bóng đá Việt Nam. Nhưng để điều đó trở nên khả thi thì cần phải đánh giá đúng năng lực và chọn lựa giải đấu phù hợp để có thể thành công trên đất khách.

Tin cùng chuyên mục