Tươi cười học “bài học” của sự thất bại
ꦯKhông biết Halep có gượng gạo hay không, nhưng cô cười rất tươi, và nếu đó chỉ là “giả bộ”, cô nên đi làm diễn viên chứ không nên sắm vai “Nữ hoàng” của làng quần vợt nữ thế giới. Trong cái ngày “được” đi vào lịch sử – nhưng lại theo một cách thức cực kỳ tiêu cực, vì trở thành hạt giống số 1 đầu tiên bị loại ngay từ vòng đấu đầu tiên ở Grand Slam cuối cùng trong năm (tính từ kỷ nguyên mở, từ năm 1968 cho đến nay), Halep đã học ra được rất, rất nhiều điều, và cô tươi cười để thu nhận nó, dù trước đó, cô đã nổi điên đến cực điểm.
𒀰Vâng, có lẽ, “đó là chuyện bình thường” thật sự, nhưng không phải việc cô thi thoảng rơi nước mắt sau những kết quả thua, và kể về điều đó với… nụ cười trên môi, mà là về thành tích kỳ cục của cô ở Grand Slam trên đất Mỹ. Trong 9 lần tham dự US Open, Halep có đến 3 lần bị loại ngay từ vòng 1. Ở mùa giải năm ngoái, cô thua Maria Sharapova ngay trong trận đấu mở màn với điểm số 4-6, 6-4, 3-6. Còn hồi năm 2010, trong lần đầu tiên tham dự, cô cũng thua Jelena Jankovic (Serbia, lúc đó đang xếp hạng 4 thế giới) với điểm số 4-6, 6-4, 5-7. Vậy nên, dù từng lọt đến bán kết hồi năm 2015 (thua Flavia Pennetta của Ý, người sau đó đăng quang ngôi vô địch đơn nữ và… giải nghệ luôn), với Halep, US Open vẫn là “một giải đấu khó chịu”.
🀅Cô nói: “Tôi chưa bao giờ chơi thứ quần vợt tốt nhất ở đây, ngay cả khi tôi lọt đến vòng tứ kết hoặc bán kết. Tôi cảm thấy, lối chơi của tôi ở đây, luôn không đạt được đẳng cấp cao nhất. Nhưng tôi vẫn luôn cố gắng chiến đấu, trong từng trận đấu. Tôi cũng không hiểu tại sao. Có lẽ vì sự ồn ào của đám đông, của một thành phố luôn bận bịu tối mắt tối mũi. Tất cả mọi thứ hòa quyện cùng nhau. Tôi lại là một con người thích im lặng, vì thế, có lẽ tôi thích những nơi nhỏ bé hơn ở đây. Không phải phàn nàn, nhưng tôi chưa bao giờ đạt mức 100% ở đây. Có lẽ, sẽ có chút thay đổi trong tương lai. Tôi sẽ cố thay đổi và hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn”.
♑Có một điều khiến dư luận khá bất ngờ, dù có giữ vị thế Nữ hoàng, hay chỉ là một tay vợt thuộc tốp 5, tốp 10 của WTA, Halep vẫn thường có “thói quen” sớm bị loại ngay từ vòng 1 của đấu trường Grand Slam đình đám. Tính cho đến thời điểm này, tay vợt người Rumani đã xuất hiện ở 34 kỳ giải Grand Slam, và cô đã thua ngay ở vòng đấu đầu tiên những… 12 trận. Trong lịch sử của WTA, chắc không có tay vợt có vị thế cao như cô mà lại có thành tích nghèo nàn như vậy ở đấu trường Grand Slam. Cũng may, Halep đã đăng quang ở Roland Garros năm nay, nếu không, cô sẽ phải sống với nỗi day dứt của “một Nữ hoàng không ngai”, một tay vợt số 1 thế giới không thắng được danh hiệu Grand Slam nào.
🏅Trận thua thứ 5 ngay ở vòng 1 Grand Slam trong tư cách một tay vợt thuộc “tốp 5 hạt giống” cho thấy sự thiếu ổn định trong lối chơi của “Nữ hoàng đương thời”, và cả sự yếu kém về mặt tâm lý vốn đã đeo đẳng Halep từ khi cô là một tay vợt kém danh nhưng có vòng 1 cực to. Halep đã giũ bỏ được vòng 1 quá khổ của mình bằng một ca phẫu thuật, từ đó cô đã chơi thăng hoa. Nhưng để thăng hoa thành một tay vợt lớn thật sự, cô cần giũ bỏ cả những suy nghĩ yếm thế trong đầu. Cứ mỗi khi thua, Halep lại tươi cười trải nghiệm 1 bài học, nhưng liệu đó có phải là “liệu trình” có ích của chính cô?
Một số kết quả đáng chú ý trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đơn nữ
🥂-Venus Williams (Mỹ) – Svetlana Kuznetsova (Nga) 6-3, 5-7, 6-3
🎃-Serena Williams (Mỹ) – Magda Linette (Ba Lan) 6-4, 6-0
🌄-Victoria Azarenka (Belarus) – Viktoria Kuzmova (Slovakia) 6-3, 7-5
🐼-Lucie Safarova (CH Séc) – Petra Martic (CH Séc) 6-4, 6-4
Nadal “tiễn” Ferrer sớm chia tay Grand Slam cuối cùng
ꦑRafael Nadal vốn là một người bạn tốt, một đồng đội tốt và một người đồng hương tốt với David Ferrer. Nhưng những mối gắn kết đó đã bị vất sang một bên khi tay vợt đương kim số 1 thế giới đụng độ tay vợt cựu tốp 4 trong một trận đấu vòng 1 giải đơn nam của US Open 2018. Bất chấp đây sẽ là kỳ Grand Slam cuối cùng trong sự nghiệp của Ferrer (năm nay đã 36 tuổi, sẽ giải nghệ sau khi tham gia giải đấu Madrid Masters tại quê nhà), Nadal vẫn đánh hết sức và khiến Ferrer buộc phải bỏ cuộc ở giữa ván đấu thứ 2. Khi đó, Nadal đang dẫn trước với điểm số 6-3 và 3-4.
Kết quả ở giải đơn nam
-Juan Martin del Potro (Argentina) – Donald Young (Mỹ) 6-0, 6-3, 6-4
🍬-Andy Murray (Anh quốc) – James Duckworth (Australia) 6-7 (5-7), 6-3, 7-5, 6-3
🌌-Stan Wawrinka (Thụy Sỹ) – Grigor Dimitrov (Bulgaria) 6-3, 6-3, 7-5
꧟-Fernando Verdasco (Tây Ban Nha) – Feliciano Lopez (Tây Ban Nha) 6-2, 7-5, 6-4