Wimbledon 2020 bị hủy: Djokovic thua cuộc lớn nhất, nhưng lứa Next Gen và Federer cũng bị thiệt hại

ꦐViệc BTC Wimbledon không còn cách nào khác phải hủy giải Grand Slam trên mặt sân cỏ tại All England Club năm nay và dời sang mùa giải năm sau, mùa giải 2021, ngay sau thời điểm BTC của French Open lại vô cùng tinh quái chuyển lịch trình thi đấu của giải Grand Slam trên mặt sân cỏ tại Roland Garros năm nay xuống… tháng 9, sẽ gây hệ quả thiệt hại lớn lao tất yếu cho tất cả các tay vợt, và ảnh hưởng lớn nhất chính là Djokovic.

Djokovic là kẻ thua cuộc lớn nhất khi Wimbledon bị hủy, ATP Tour bị đình hoãn
Djokovic là kẻ thua cuộc lớn nhất khi Wimbledon bị hủy, ATP Tour bị đình hoãn

ไĐang sở hữu mạch 18 trận toàn thắng ở trong mùa giải năm nay, và chuỗi 21 trận thắng liên tiếp tính từ Davis Cup Finals 2019, việc ATP Tour bị đình hoãn, hàng loạt giải đấu lớn nhỏ phải dừng lại, đơn cử như là Indian Wells, Miami Masters, hay mới nhất là Wimbledon khiến cho Djokovic mất đi hàng loạt cơ hội duy trì thành tích ấn tượng của mình. Nếu các giải đấu vẫn vận hành bình thường, anh chính là ứng cử viên nặng ký nhất cho các ngôi vô địch.

ಞHuyền thoại quần vợt người Thụy Điển, ông Mats Wilander (người sở hữu 7 danh hiệu Grand Slam ở trong suốt sự nghiệp của mình) thừa nhận những mất mát, thiệt hại của tay vợt đang sở hữu 17 danh hiệu Grand Slam, và hiện còn rất ít cơ hội để san bằng khoảng cách danh hiệu Grand Slam với Rafael Nadal ngay trong mùa giải năm nay, vì phía trước chỉ còn US Open và Roland Garros: “Kẻ thua cuộc lớn nhất chính là Djokovic. Cậu ấy chưa để thua một trận đấu nào trong mùa giải năm nay, nhưng đơn giản thì, virus corona đã chận đứng thành tích và phong độ ấy”.

♛“Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thiệt hại, mất mát dành cho các tay vợt chạy đua gây sức ép lên tốp 3 (ám chỉ những tay vợt thuộc Next Gen). Đương nhiên, họ tiến bộ rất nhiều trong tập luyện, nhưng mà những chàng trai như là Denis Shapovalov, Stefanos Tsitsipas, hay Felix Auger-Alliassime… sẽ chỉ trưởng thành, chỉ thật sự lớn lên qua những trải nghiệm thi đấu ở trên sân đấu. Khi bạn còn trẻ, tập luyện không thật sự khiến cho bạn cảm thấy hứng thú. Bạn không muốn cứ thể tập luyện cú trái tay trong 4 tiếng đồng hồ. Bạn muốn có những trận đấu”, Wilander lý giải.

꧒“Tôi cũng nghĩ rằng”, Wilander tiếp tục bày tỏ quan điểm, “Những tay vợt nhận được tín hiệu lạc quan từ tình trạng đình hoãn thi đấu này chỉ là những người quay trở lại với chấn thương kể từ Australia. Vì khi các giải đấu bắt đầu quay trở lại, mọi người đều phải xuất phát lại từ con số 0. Tuy vậy, điều khủng khiếp lại chính là, không ai biết khi nào các giải đấu mới có thể quay trở lại. Hiện tại, chứ khó khăn nhất là làm sao để duy trì động lực. Bởi vì, bạn sẽ chẳng biết tại sao bạn vẫn phải tập luyện, điều đó cũng giống như khi bạn xem trận đấu giữa John Isner và Kevin Andersson ở vòng đấu bán kết của Wimbledon 2018 (trận đấu dài thứ 2 trong lịch sử của Wimbledon, tay vợt cao kều người Mỹ đánh bại tay vợt số 1 châu Phi sau 6 giờ 36 phút đồng hồ, điểm số của ván đấu quyết định là… 26-24): bạn chẳng biết khi nào nó mới kết thúc”.

🐈Trong khi đó, huyền thoại quần vợt nữ người Mỹ gốc Tiệp Khắc, bà Martina Navratilova, cũng lên tiếng khẳng định, quãng thời gian “phong bế quần vợt để né dịch” sẽ tác động đặc biệt đến sự khởi đầu và kết thúc sự nghiệp của nhiều tay vợt, trong đó có những tay vợt tên tuổi như là Roger Federer (đang sở hữu 20 Grand Slam) hay Serena Williams (vẫn đang chạy theo kỷ lục sở hữu 24 Grand Slam của Magareth Court), hoặc là những tay vợt trẻ đang tuổi phát triển.

🌱Bà Navratilova nói: “Mọi người đều đang ở trên cùng một con thuyền, nhưng có một số người lại gặp nhiều khó khăn hơn là những người khác. Những tay vợt trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội khi được thật sự đối mặt với những tay vợt có thứ hạng cao. Đây chính là trường hợp của Coco Gauff. Cô bé mới chỉ 16 tuổi, độ tuổi có thể tạo ra một sự tiến bộ tuyệt vời. Và sau đó, là những người lớn tuổi, giống như Federer hay Serena, thời gian không phải là bạn của họ. Họ sẽ mất 1 năm”.

Tin cùng chuyên mục