Đội trưởng Nguyễn Văn Quân đội Cần Thơ sút phạt đưa bóng vào lưới nhà, tuy nhiên tình huống này không dẫn đến bàn thua. Cầu thủ này bị CLB treo giò 3 trận. Sau đó, ban kỷ luật VFF thực hiện án phạt rất nặng: treo giò hết nữa mùa giải.
Như vậy, cùng một trường hợp, nhưng chúng ta có thể thấy việc xử lý lại hoàn toàn khác nhau. Trong quyết định của VFF đối với cầu thủ Nguyễn Văn Quân, có nêu lý do xử nặng như vậy vì “gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh bóng đá Việt Nam”. Thật ra, câu này nên dùng cho trường hợp của thủ môn Tấn Trư🦩ờng mới đúng hơn bởi đó là trận đấu quốc tế, được truyền hình khắp châu Á và pha bóng có ảnh hưởng lớn đến trận thua chung cuộc 1-3 của B.Bình Dương. Đấy là chưa nói, chính CLB cũng đã mạnh tay thể hiện quan điểm của mình.
Ngược lại, rất khó c🌸ho rằng trường hợp của Nguyễn Văn Quân là tiêu cực bởi nó quá lộ. Hơn nữa, cầu thủ này chỉ ở trình độ hạng nhất, tính chất của giải đấu cũng ít ꦍđược quan tâm, xét về chuyên môn thì rất dễ mắc lỗi trong thi đấu.
Sự khác biệt trong cách VFF xử lý những sự việc có cùng tính chất khiến chúng ta phải băn khoăn về chất lượng quản lý và điều hành nền bó🌼ng đá. Nói như vậy là bởi, những thành công của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện nay, nếu xét một cách công bằng thì công lao của VFF không quá nhiều.
Lấy ví dụ: đội U22 do HLV nội dẫn dắt thì chơi rất kém, thất bại ở giải U22 Đông Nam Á, nhưng khi chuyển sang tay HLV Park Hang-seo thì ngay lập tức tạo ra chiến tích đặc biệt, ấy là nhờ cái tài của người cầm binh. Bản thân các cầu thủ chơi thành công dưới thời của HLV Park Hang-seo đều là sản phẩm chất lượng của một quá trình đầu tư do các CLB Hà Nội FC, HA.GL thực hiện, có dấu ấn đơn lẻ nhiều hơn là chiến lược phát triển chung của nền bóng đá. Cũng chính vì điều này mà các cầu thủ bị sử dụng quá mức, ăn lương CLB nhưng phục vụ đội tuyển quá nhiều, dẫn đến hậu quả là chấn thương hoặc sa sút về thành tích. Trận thua sốc của Hà Nội 𒈔FC trước đại diện đến từ Myanmar ở AFC Cup mới đây là minh chứng, hoặc như trường hợp HA.GL đang chơi kém ở V-League chẳng hạn…
Mặt khác, dù đội tuyển quốc gia đang thi đấu rất tốt suốt từ cuối năm 2018 nhưng kể từ khi VFF khóa mới ra mắt đế♊n nay vẫn chưa thấy có🍸 một hợp đồng tài trợ nào mới, trong khi vị tân phó chủ tịch tài chính lại đang vướng vào những lùm xùm ở khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, nơi ông từng đứng đầu.
Chưa thấy vai trò của VFF ở đâu, nên phải chăng vì vậy mới có “liệu pháp sốc” thông qua án phạt dành cho cầu thủ Nguyễn Văn Quân. Hành động này như thể chứng tỏ VFF “vẫn đang làm việc” với quyết tâm “trong sạch nền bóng đá” nhưng như đã phân tích, nó không đúng người, đúng việc cho lắm, chưa nói đến việc người bị phạt cũng không “tâm phục, khẩu phục” khꦗi bị “kết án” mà không cần chứng cớ gây hậu quả nghiêm trọng nào cả.